Chất dinh dưỡng

15:05 27/02/2014

(Giúp bạn)

Đây là những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có với khối lượng lớn để duy trì sức khỏe và phát triển.

 Chất bột đường (carbohydrate)

Là nguồn năng lượng chủ yếu của cơ thể (năng lượng tính bằng calo), ở dạng đường hoặc tinh bột. Đường là dạng carbohydrate đơn, gồm sucrose (đường trong mía, hoặc trong củ cải đường), glucose (đường trong trái cây và mật ong), eurctose (đường trong rau quả) và galactose (đường trong sữa). Tinh bột là loại carbohydrate phức hợp, có trong ngũ cốc, khoai và đậu. Khi chưa được tinh chế chúng còn chứa cả vitamin, khoáng chất và chất xơ. Carbohydrate phức hợp cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng đều đặn trong khi đường cung cấp năng lượng tức thời. Đường được hấp thu từ bất kỳ nguồn nào với lượng nhỏ thực ra sẽ làm giảm năng lượng, và chúng có khuynh hướng làm tăng lượng mỡ dự trữ.

Chất béo

 Giống như carbohydrate, các chất béo cũng dùng để sinh năng lượng, nhưng chúng có khuynh hướng tích luỹ trong cơ thể trước; chúng rất đậm đặc cho nên cung cấp rất nhiều calo. Chất béo có thành phần chủ yếu là axit béo mà các tế bào trong cơ thể rất cần có để hoạt động. Có ba loại chất béo: Chất béo bão hoà (mỡ động vật và sữa) chưa bão hoà đơn (dầu ôliu), chưa bão hoà đa (dầu thực vật). Dù có giá trị năng lượng như nhau, nhưng các chất béo được phân biệt thành loại “tốt và xấu” tuỳ ảnh hưởng của chúng với bệnh tim. Về mặt này, chất béo chưa bão hòa đa là tốt, chất béo bão hoà là xấu, còn chất béo chưa bão hoà đơn chỉ tốt nếu dùng với lượng vừa phải và không hâm nóng. Dùng quá nhiều chất béo, dù là loại gì, cũng có thể dẫn đến bệnh ung thư; về mặt này, chất béo chưa bão hoà đa được xem là nguy hiểm nhất.

 Chất đạm

 Chất đạm có thành phần là các chuỗi axít amin mà các axit amin lại là cấu trúc chính của các tế bào và mô. Do đó, axit amin được xem là những viên gạch của cơ thể. Có 23 loại axit amin trong đó có 8 loại cơ thể không sản xuất được. Các chất đạm chứa đầy đủ 8 loại axit amin này được gọi là đạm đủ (thịt, phomai, đậu nành), còn không thì gọi là đạm thiếu (đậu, gạo). Khi các chất đạm thiếu được dùng chung với nhau, chúng có thể bổ sung lẫn nhau để cung cấp cho cơ thể đủ số các axit amin cần thiết.

 Vi chất dinh dưỡng

 Vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần có với số lượng rất nhỏ.

 Chất khoáng

 Đây là những hoá chất mà cơ thể cần. Có loại được cơ thể cần với lượng lớn như canxi, natri, kali, ma-nhê, có loại chỉ cần với lượng cực nhỏ gọi là nguyên tố thiết yếu vi lượng như sắt, đồng, selen và kẽm.

 Vitamin

 Vitamin là những chất có cấu trúc phức tạp và có khả năng tan trong nước hoặc tan trong dầu. Các vitamin B phức

hợp hoặc vitamin tan trong nước; nếu quá nhiều sẽ được bài tiết ra nước tiểu. Vitamin A, D, E và K là loại tan trong dầu, được dự trữ trong gan hay ở mô mỡ; nếu quá nhiều có thể gây ngộ độc. Cơ thể có khả năng sản xuất một số vitamin như vitamin D chẳng hạn.

 Chất xơ trong chế độ ăn

Chất xơ có trong các thực phẩm gốc thực vật chưa xử lý như vỏ ngũ cốc, vỏ, cơm của các loại trái cây rau củ, và các thành phần dai chắc của thực vật. Chúng đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ ăn.

Chất xơ giúp ruôt già hoạt động tốt do chúng có khả năng giữ nước trong đường ruột. nhờ đó phân vừa mềm, gọn giúp dễ đi cầu, vừa đủ lớn để kích thích hoạt động co bóp cần thiết của ruột già.

Nghiên cứu cho thấy loại chất xơ tan được như loại có trong quả táo và yến mạch rất có ích do chúng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

 Chế độ ăn hợp lý

 Tháp thực phẩm đã được các nhà dinh dưỡng Mỹ đề ra vào đàu những năm 90. Tháp đại diện cho tỉ lệ giữa năm nhóm thực phẩm cần ăn hằng ngày để có được chế dộ ăn đầy đủ dinh dưỡng (đường va dầu mỡ không được xem là một nhóm thực phẩm và nên dùng một cách hạn chế). Thức ăn càng tươi mới và càng ít phụ gia thì càng tốt.

 Nước

 Khoảng 60% thành phần cơ thể là nước. Nước trong cơ thể chủ yếu là lấy từ nước uống, phần còn lại lấy trực tiếp từ thức ăn và quá trình chuyển hoá của thức ăn. Cơ thể mất nước qua mồ hôi, nước tiểu, hơi thở và phân. Trong mùa nóng, nước mất nhiều hơn.

So với động vật

 Động vật hữu nhũ có thể thuộc loài ăn thịt, ăn cỏ hoặc ăn tạp. Những loài động vật hoàn toàn ăn thịt tương đối hiếm gặp. Con người thuộc loài ăn tạp.

(St)

Từ khóa bài viết: Chất dinh dưỡng,

Comments