Công dụng chữa bệnh của rau ngót
(Giúp bạn)
Rau ngót còn gọi là bồ ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Rau ngót được trồng rất phổ biến hoặc mọc hoang khắp nơi. Người dân vừa dùng lá (đọt hoặc lá non) nấu canh với tôm hoặc các loại thịt và dùng rau ngót để chữa trị một số bệnh.
Theo các thầy thuốc, rau ngót có vị ngọt, được dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, tiêu ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, phòng chống loãng xương ở người lớn tuổi, chữa thiếu máu, phòng ngừa táo bón, giảm cân và điều hoà lượng đường trong máu, tạo nhiều sữa cho sản phụ... Đặc biệt, theo trải nghiệm gần đây, ăn thường xuyên rau ngót (đã nấu chín) giúp cho cánh “mày râu’ cải thiện chất lượng tinh trùng và nhờ rau ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục nên có thể tạo hưng phấn tình dục. Sau đây là những tác dụng chính của rau ngót:
- Trị chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.
- Trị tưa lưỡi ở trẻ em: Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
- Trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: Lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống... không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh sẽ tiết nhiều sữa.
Ngoài ra, có một bài thuốc rất công hiệu để chữa các dạng hôn mê do sốt xuất huyết hoặc tai biến mạch máu não, gồm có các vị như sau: Giun đất phơi khô 50g, đậu đen 100g, lá bồ ngót phơi khô, sao qua (200g). Dùng 4 chén nước sắc còn lại nửa chén, chia làm 2 lần cho người bệnh uống hoặc đổ vào miệng.
Rau ngót có nhiều dinh dưỡng, nhưng các thầy thuốc khuyến cáo không nên ăn theo dạng tươi mà cần phải nấu chín và phụ nữ có thai không nên ăn rau ngót do trong bồ ngót tươi có chứa papaverin nên nếu dùng trên 30 gam lá tươi thì có nguy cơ sẩy thai.
Lá bồ ngót sắc lên uống trị chứng bí tiểu hoặc tiểu đường. Bị viêm phổi, lấy rau này nấu canh hoặc sắc uống sẽ khỏi.
Rau bồ ngót dùng để nấu canh là món ăn phổ biến của nhiều gia đình Việt Nam. Trong dân gian loại rau "lành tính" này còn được dùng để chữa một số căn bệnh thường gặp. Ví dụ như:
- Viêm phổi: Lấy lá bồ ngót nấu canh hoặc sắc uống thường xuyên.
- Ho, phát ban, sởi: Nấu một nắm lá bồ ngót với một tô nước, dùng để uống từ 2 đến 3 lần trong ngày sẽ khỏi.
- Bổ sung Vitamin C: Người bị thiếu Vitamin C hãy luộc tái rau bồ ngót ăn thường xuyên.
- Bí tiểu, tiểu đường: Lấy hai nắm lá bồ ngót rửa sạch cho thêm 2 tô nước, sắc lên đến khi còn lại 3 chén. Dùng nước này uống 3 lần trong ngày, mỗi lần một chén.
- Lở loét: Dùng lá bồ ngót và vôi đá theo tỷ lệ 2-1, cho chung vào cối giã nhuyễn cho đến khi sền sệt rồi đắp lên chỗ lở loét mỗi ngày một lần.
Trên đây là những cách mình đã áp dụng và thấy hiệu quả. Lưu ý khi nấu lá bồ ngót nên dùng hết trong ngày để tránh bị hư. Chúc các bạn thực hiện thành công.
Ngoài việc tăng cường sản xuất và khơi thông dòng sữa cho người mẹ cho con bú, rau ngót - loại rau nấu canh phổ biến trong bữa ăn người Việt còn có thể khơi dậy sức sống của đời sống tình dục, ngăn ngừa loãng xương, và điều trị nhiều bệnh khác.
Ít nhất lá rau ngót chứa 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormon steroid.
Lá sau ngót có tên khoa học là Sauropus androgynus (L.) Merr, thuộc họ thầu dầu, chứa ít nhất 7 hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của hormon steroid (như progesteron, estradiol, testosteron, glucocorticoid) và hợp chất eikosanoid (bao gồm cả prostaglandin, prostacyclin, lipoksin, thromboxan và leukotrien).
Các loại thức ăn
Cho đến nay có 2 loại cây rau ngót, cụ thể là rau ngót đỏ và rau ngót màu xanh lá cây. Rau ngót đỏ thường mọc hoang dã.
Rau ngót xanh thường được người Việt Nam sử dụng cho nhiều mục đích trong ăn uống và y học. Lá rau ngót thường để khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh...
Hiện nay, lá rau ngót đã được đưa vào thành phần dược liệu để tạo nguồn sữa cho người mẹ mới sinh. Trong thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú.
Việc phát triển các nghiên cứu về lá rau ngót đang được nhiều nước tiếp tục tiến hành, đặc biệt là để loại bỏ các tác động tiêu cực có thể phát sinh. Và lời khuyên của các chuyên gia là rau ngót nên được ăn ngay sau khi nấu.
Nguồn vitamin C dồi dào
Từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, chẳng hạn như protein, calci, chất béo, phospho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng chứa một số hợp chất béo. Thưởng thức rau ngót có thể giúp bà mẹ tăng lượng sữa, điều này là do bắt nguồn từ những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen. Rau ngót cũng chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.
Nguồn vitamin C trong lá rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, do đó rau ngót được các nhà khoa học biết đến như là một nguồn cung cấp vitamin C rất cao.
Vitamin C được biết đến như 1 hợp chất chính cơ thể cần thiết trong một loạt các quy trình quan trọng, từ việc sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để chữa lành vết thương và cải thiện chức năng não để chúng ta đạt được cường độ làm việc tối ưu.
Ngoài ra, lá rau ngót cũng là một nguồn vitamin A là tương đối cao. Vitamin A cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa các bệnh về mắt, tăng trưởng tế bào, hệ miễn dịch, sinh sản, và duy trì làn da khỏe mạnh.
Lá rau ngót có một mức calci rất tốt. Calci là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cần thiết cho cơ thể. Tiêu thụ calci ít hơn nhu cầu có thể khiến bộ xương kém vững chắc và hoàn thiện, đặc biệt là bệnh loãng xương ở tuổi trẻ, thường xảy ra ở phụ nữ. Cao huyết áp cũng có thể do mức calci trong máu thấp.
Ngoài ra để tạo thuận lợi cho việc sản xuất sữa, lá rau ngót cũng rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Lá rau ngót có nhiều hợp chất phytochemical có tác dụng như dược liệu.
Tác động tiêu cực gây khó ngủ
Đằng sau những đặc điểm ưu việt, lá rau ngót cũng có một số nhược điểm. Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ calci và phospho, cả calci và phospho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.
Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người ăn nước ép lá rau ngót (150g) trong 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau một ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.
Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động tiêu cực của lá rau ngót.
Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); Sau chừng 15 - 30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót.
Với chất lượng đạm thực vật cao nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao.
Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, có nhiều tác dụng chữa bệnh:
Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao
Thanh nhiệt: Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Dùng lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót.
Trị cảm nhiệt gây ho suyễn: Rau ngót vị mát, có tính thanh nhiệt, lại chứa chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm gây ho suyễn.
Giảm thân trọng: Rau này có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxit và lipit nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm thân trọng như mập phì, bệnh tim mạch và tiểu đường. Nên nấu canh rau ngót với thịt heo nạc, đậu hũ.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo.
Trị táo bón: Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.
Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); Sau chừng 15 - 30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Rau ngót, trong dân gian gọi theo nhiều tên như bồ ngót, bù ngót, là cây rau rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Rau ngót còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt.
Bộ phận dùng là lá của cây rau ngót. Hái lá tươi dùng ngay. Thường chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc. Trong rau ngót có đạm, chất béo, đường, kali, sắt, mangan, đồng, beta-caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao. Theo Đông y, rau ngót vị ngọt tính hàn (tính mát lạnh - nấu chín sẽ bớt lạnh). Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
(Rau ngót - loại rau quen thuộc với người Việt Nam)
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu những cách trị bệnh từ rau ngót:
1) Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong. Hay dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ.
2) Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi. Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
3) Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả...
4) Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
5) Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với xương lợn.
6) Chảy máu cam:Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
7) Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống nước rau ngót sống.
(ST).