Đường phèn Quảng Ngãi (P1)

17:33 17/09/2015

(Giúp bạn) - Nếu bạn đã một lần ghé thăm mảnh đất Quảng Ngãi yên bình và xinh đẹp, chắc hẳn khi trở về bạn sẽ không quên mua làm quà cho người thân và bạn bè một chút đường phèn - một món đặc sản đặc trưng của Quảng Ngãi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn đôi nét về công dụng và các món ăn có thể được chế biến từ đường phèn.

Nguyên liệu và cách sản xuất đường phèn:

       Đường phèn tên khoa học Saccharose (chủ yếu có xuất xứ Quảng Ngãi) -còn có tên gọi khác là băng đường. Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, hoặc từ một số nguyên liệu khác như thốt nốt, nước củ cải đường …. Đường phèn có chứa saccharose và một số nguyên tố vi lượng giúp phân giải thành glucose và fructose.

Ảnh minh họa

Cách nấu đường phèn tuy còn ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, mới đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản. Nguyên liệu làm đường phèn từ đường trắng hòa với nước lã (thường người ta dùng 3 phần đường trắng, 2 phần nước lã) và  vôi ăn trầu theo tỉ lệ thích hợp đánh tan rồi cho vào nấu. Trong lúc nấu người thợ dùng trứng gà đã pha chế sẵn cho vào nồi nước đường sôi, đổ trứng gà vào tới đâu là vớt bọt bẩn tới đó để làm sạch tạp chất trong đường. Lại tiếp tục lọc đường qua một miếng vải lọc để đường sạch hoàn toàn tạp bẩn. Khi đường tới, thợ múc ra đổ vào vại làm bằng đất nung, trong vại được căng sẵn những đường chỉ để đường có thể kết tinh, đóng khối theo mạng chỉ. Khoảng 7-9 ngày sau thì nghiêng vại cho mật chảy hết ra ngoài. Lúc đó thu được khoảng 55% đường kết tinh (đường phèn), còn lại là mật và đường xấu. Công đoạn cuối cùng, đường được lấy ra nong, trở cho khô đều. Đường đạt chất lượng phải là đường có đinh to, trong trắng.   

Đường phèn có những tác dụng gì với sức khỏe?:

      Theo Đông y, đường phèn vị ngọt tính bình, vào tỳ và phế.

Công dụng chính của đường phèn là: bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, chỉ khái trừ đàm. Đường phèn được sử dụng làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.

       Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên các dạng bào chế có tác dụng bổ dưỡng (ngân nhĩ, long nhãn) thường dùng đường phèn.

Ảnh minh họa

        Đường phèn có tác dụng thanh nhiệt tốt nên vào màu nắng nóng, sau giờ lao động, mọi người thường ngậm một miếng đường phèn để nhanh chóng giải nhiệt. Vì thế mới có câu “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.  

Đường phèn được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho như: 

- Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương rồi uống vào lúc sáng sớm để trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.

- Chưng với cánh hoa hồng còn tươi để uống trị ho do thời tiết.

- Nấu với vỏ quýt để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.

Ảnh minh họa

- Pha cùng gừng tươi với nước sôi để trị cảm do thay đổi thời tiết.

Ảnh minh họa

- Nấu chung với táo tầu, gừng tươi để trị cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

- Trị ho do thời tiết: 20g vỏ quýt, 100g đường phèn đem nấu với 1,5 lít nước, nấu cho vỏ quýt thật chín. Dùng cả nước và cái để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra. Dùng 3 – 5 ngày.

Hoặc: Lấy cánh hoa hồng còn tươi đem chưng với một ít đường phèn để uống trị ho do thời tiết. Dùng 3 – 5 ngày.

Ảnh minh họa

- Lấy một ít đường phèn cùng một ít gừng tươi (gọt bỏ vỏ, cắt nhuyễn) cho vào chén, đem hãm với nước sôi để uống trị cảm ho do thời tiết.

10 trái táo, 5 lát gừng tươi đem nấu chung với một ít đường phèn cho trường hợp cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.

Đường phèn mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe.

 Một số bài thuốc khác từ đường phèn:

         Y học cổ truyền phương Đông cho rằng, đường phèn có tác dụng bổ dưỡng tốt hơn đường trắng nên các dạng bào chế có tác dụng bổ dưỡng (ngân nhĩ, long nhãn) thường dùng đường phèn.

Đường phèn có tác dụng thanh nhiệt tốt nên vào màu nắng nóng, sau giờ lao động, mọi người thường ngậm một miếng đường phèn để nhanh chóng giải nhiệt. Vì thế mới có câu “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.

- Chưng với hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp.

Ảnh minh họa

- Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.

-  Nấu cháo với gạo nếp, nhân sâm, hạt sen để bồi bổ khí huyết;

- Hỗ trợ, kích thích tiêu hóa: Quả bầu gọt bỏ vỏ, rửa sạch, dùng khoảng 50g cùng một ít đường phèn cho vào nồi với 3 chén nước (750ml) nấu còn lại 1 chén, gạn bỏ bã, lấy nước dùng, có công dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn. 

Cánh hoa hồng chưng đường phèn dùng trị ho do thời tiết:

- Bổ khí huyết, tốt cho tim: 30g đường phèn, 50g hạt sen, 10g nhân sâm, 100g gạo nếp loại ngon. Cách làm: Hạt sen bỏ tâm, rồi cùng các nguyên liệu trên cho vào nồi đem nấu cháo. Khi cháo gần chín thì cho đường phèn vào, khuấy đều. Món ăn này rất tốt cho tim, có công dụng bổ khí huyết. 10 ngày là một liệu trình.

- Hạ huyết áp: Lấy một ít đường phèn cùng 50g hoa cúc khô (rửa sạch). Cho hoa cúc vào nồi cùng lượng nước vừa dùng nấu đến sôi, nấu thêm 10 phút, để nguội, sau đó gạn lấy nước, rồi cho nước đường phèn vào khuấy đều. Dùng nước này có công dụng hạ huyết áp.

Hoặc 1 kg rau cần tươi, một lượng đường phèn vừa đủ. Cách làm: Rửa sạch rau cần, giã nhỏ, vắt lấy nước. Đường phèn cho vào nước nấu cho tan ra rồi hòa đều với nước rau cần để dùng.dạng chè. Dùng 3 – 5 ngày.

- Hỗ trợ điều trị viêm, xơ gan: Những người bị viêm gan, xơ gan có thể dùng 20g đường phèn, 30g hồng táo, 20g đậu phộng đem nấu nước uống trong ngày. Dùng một tháng nếu giảm bệnh thì nghỉ một tháng rồi sau đó dùng tiếp một tháng nữa.

- Trị sốt nóng: Bí đao 100 – 200g gọt vỏ, bỏ ruột, thái lát, đường phèn liều lượng thích hợp, thêm chút nước khuấy đều, nấu thành dạng chè. Dùng 3 – 5 ngày.

 

Ảnh minh họa

Comments