Ngải cứu

10:23 27/02/2014

(Giúp bạn)

Cây Ngải cứu Theo Đông y, lá ngải vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu

Tên khoa học: Artemesia vulgaris L., họ Cúc (Asterraceae).

Tên khác: Cây thuốc cứu – Armoise commune (Pháp) – Argy Worm wood leaf (Anh).

Bộ phận dùng: Lá cây ngải cứu (Folium Artemisiae) phơi khô gọi là ngải điệp.

Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983) – Dược điển Trung Quốc (1963), (1997) ghi dùng Folium Artemisiae argyi là lá cây Ngải cứu bạc (Artemisia argyi Levl et Vant, cùng họ).

Mô tả: Cây ngải cứu là một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 – 1,5m, lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ lối xẻ lông chim đến lôi xẻ từng thùy theo đường gân. Mặ trên lá tương đối nhẵn, màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ. Trắng, khi khô lá mặt trên hơi xám nâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng. Hoa mọc thành chùm, xim, rất nhiều đầu trạng. Mùa hoa tháng 10 – 11.

Cây ngải cứu mọc hoang và được trồng ởkhắp nơi trong nước ta. Trồng bằng những đoạn gốc thân già, đã ra rễ. Cây ngải cứu là 1 trong số 16 cây vận động trồng ở xã.

Thu hái chế biến: Thu hái lá vào hai mùa xuân, hạ (thường hái vào dịp Tết Đoan ngọ, mồng 5 tháng 5 âm lịch). Khi hoa chưa nở, lá đang tươi tốt, cắt lấy lá đem phơi khô trong râm thì được Ngải điệp.

Thủy phần dưới 13p100.

Tỷ lệ thân cành dưới 35p100.

Tỷ lệ vụn nát (qua rây số 27) dưới 5p100.

Dược liệu phải dưới ít nhất 0,25p100 tinh dầu. Lá ngải khô vò ra hay tán nhỏ, rây bỏ xơ cuống, lấy phần lông trắng và tơi thì được Ngải nhung (còn gọi là Thục ngải) dùng làm môi cứu.

Lá ngải mùi thơm dễ chịu, vụ đắng, cay.

Loại lá ngải khô, mặt dưới màu vàng trắng tro, có nhiều lông nhung, mùi thơim đậm, không lẫn cành già, không lẫn tạp chất, không mốc vụn là tốt. Lá ngải phải là toàn lá hoặc chỉ lẫn ít cành non, nhỏ, đường kính dưới 2mm.

Theo kinh nghiệm nhân dân, lá ngải càng để lâu càng tốt.

Tránh nhầm lẫn với:

1. Cây ngải dại (Artemisia Vulgaris L Var Indica) mọc hoang nhiều ở vùng Tây Bắc, lá dòn, có mùi thơm, nhưng mặt dưới lá không có nhiều lông nhung trắng, nên không dùng để làm mồi cứu trên huyệt được, tác dụng an thai cũng chưa rõ. Tinh dầu chứa nhiều azulen.

2. Cây trứng ếch còn gọi là Cúc liên chi dại (Partheniun hysterophorus Linn, cùng họ) mọc hoang ven đường, lá không có mùi thơm, mặt dưới không có lông nhung trắng, hoa tự hình đầu, tụ thành chùy trông giống như trứng ếch, nhân dân thường lấy làm phân xanh.

Thành phần hóa học: Lá ngải cứu chứa tinh dầu (trong đó chủ yếu là Cineol, a – thuyon). Ngoài ra còn có tanin, một ít adeni, cholin.

Có tài liệu ghi: - Arteminsia vulgaris chứa 0,05 – 0,2p.100 tinh dầu, trong đó chủ yếu là thuyon, cineol.

- Artemisia argyi chứa 0,2 – 0,33p100 tinh dầu trong đó chủ yếu là absinthol, cadinen, thuylalcool...

Công dụng: Theo Đông y, lá ngải vị đắng, cay, tính hơi ấm vào 3 kinh Can, Tỳ, Thận. Có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu.

Dùng chủ yều làm thuốc chữa các bệnh của phụ nữ: kinh nguyệt không đều, chảy máu tử cung (băng lậu), khí hư, tử cung lạnh không thụ thai, động thai, đau bụng do lạnh, đi lỵ lâu ngày ra máu, chảy máu cam, đau xóc.

Liều dùng: 3 – 10g. Sắc uống, dùng sống hay sao đen, (cho 1kg lá ngải vào chảo, sao cho thấy đen thêm 150g dấm vào, trộn đều rồi sao cho khô).

Dùng ngoài da làm mồi cứu để kích thích các huyệt, thường dùng ngải nhung vê thành mồi hoặc dùng lá ngải khô cuộn lại thành điếu mà đốt. Nước sắc lá ngải cứu dùng rửa mặt làm cho da dẻ hồng hào tươi đẹp, dùng để tắm chữa lở ghẻ, mần ngứa. Nhân dân ta thường cài lá ngải lên đầu cho khỏi đau nhức.

Có tài liệu giới thiệu ở Đức dùng rễ ngải cứu trị chứng động kinh kết quả tốt (Bột Brumser).

Lưu ý: Người âm hư, huyết nhiệt không được dùng. Lá ngải kích thích tử cung nhưng không kích thích tử cung có thai nên không gây sẩy thai.

Bài thuốc:

Bài số 1: Chữa có thai 2 tháng bị động thai:

Ngải diệp 8g

Đương quy 4g

A giao 4g

Sinh khương 4g

Đan sâm 4g

Nhân sâm 4g

Cam thảo 4g

Đại táo 8g

Sắc uống.

Bài số 2: Chữa đau bụng khi hành kinh:

Ngải điệp 8g

Xuyên khung 4g

Ngô thù 4g

Đương quy 4g

Thục địa 8g

Bạch thược 4g

Hương phụ 4g

Tục đoạn 8g

Hoàng kỳ 4g

Chế thành thuốc viên, uống mỗi lần 3 – 6g.

Bài số 3: Chữa tạng độc (phân ra xong thì ỉa ra máu):

Lá ngải tươi 16g

(Lá ngải khô thì dùng 10g)

Gừng sống 10 lát

Nước 600ml

Sắc lấy 100ml, chia làm 2 lần uống.

Bài số 4: Chữa động thai, tử cung xuất huyết:

Ngải điệp 6g

A giao 12g

Sắc uống.

Bảo quản: Lá ngải cần để nơi khô ráo, râm mát, tránh làm nát vụn.

Biệt dược (phối hợp): An thai thang, Cao ích mẫu, Juvenol.

Từ khóa bài viết: Ngải cứu,

Comments