Rượu
(Giúp bạn)
Các loại rượu đều dùng thực phẩm ủ lên men rồi tinh cất thành rượu, cũng là một trong những nguyên liệu được dùng trong chế biến món ăn. Theo thói quen thương nghiệp, người ta thường chia rượu ra thành nhiều loại: rượu trắng, rượu vàng, rượu nho, rượu hoa quả, rượu thuốc v.v… Uống một lượng thích hợp sẽ làm cho tinh thần phấn chấn, gân cốt dễ chịu, lưu thông máu tốt. Dù là người phương Đông hay người phương Tây, khi bạn bè gặp nhau, người thân đoàn tụ đều thường dùng rượu và các món ăn thịnh soạn để tiếp đãi nhau, cho nên một không khí vui vẻ, ấm cúng. Các danh nhân cổ đại lại càng thích uống rượu. Vương Hàn, nhà thơ đời Đường đã ngâm vịnh những câu thơ như sau: “Rượu nho thâu đêm không biết chán, đàn tì bà nổi lên thôi thúc, nơi sa trường rượu say tráng sĩ cười, đời chinh chiến dễ có mấy ai”. Nhà thơ Lý Bạch lại vịnh: “Một bình rượu đặt giữa vườn hoa, chỉ mình ta với ta, nâng cốc mời chị Hằng, nhìn một hóa thành ba”, cuối cùng, vì say rượu, nhảy xuống sông “đuổi bắt chị Hằng rồi chết đuối”. Còn những nhân vật anh hùng thì “uống rượu say khướt trong rừng đến nỗi rắn rết bò đầy người không biết”.
Những năm gần đây, có một số thông tin cho rằng những người uống một lượng rượu hợp lý, tỷ lệ tử vong thấp hơn người không uống rượu đến 21%, giảm tốc độ già 80%, tỷ lệ mắc bệnh ngớ ngẩn giảm ¾, mật độ protein tăng, có lợi cho việc giảm xơ cứng động mạch, gân cốt khỏe mạnh hơn. Nhưng các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới đã ra tuyên bố chính thức phản bác lập luận “Uống rượu hợp lý sẽ có lợi cho sức khỏe” và cho rằng cách nói ấy hoàn toàn không có căn cứ khoa học
Nguy hại của rượu là:
Ức chế sự hấp thụ dinh dưỡng của đường tiêu hóa, dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Gây tổn thương gan, làm xơ cứng gan dễ dẫn đến bệnh ung thư gan.
Trong số những người bị chết về bệnh tim mạch, có tới 87% là người uống rượu.
Làm cho tỷ lệ cảm cúm ở người mắc bệnh huyết áp cao tăng lên, làm trầm trọng thêm bệnh huyết áp cao, bệnh sỏi mật, dẫn đến đau tim.
Ảnh hưởng đến chức năng làm việc của cơ thể, có đến 8% số người bị liệt dương, làm cho tinh trung dị dạng, chất lượng tinh trùng giảm.
Phụ nữ kinh nguyệt không đều, thậm chí tắc kinh, hứng thú tình dục giảm.
Phụ nữ có thai uống rượu sẽ làm thai nhi dị dạng, hay bị động thai.
Đại não hưng phấn quá mức, hành vi thất thường, thậm chí bị ngộ độc gây nên tử vong. Theo số lượng thống kê, trong số những người đột tử, có từ 27 – 37% số người liên quan đến rượu.
Tào Tháo trong truyện Tam Quốc đã từng than thở: “Dùng cái gì để giải buồn, chỉ có một mình Đỗ Khang là biết”, cuối cùng, ông bỗng tỉnh ngộ, giận dữ quát to: “Rượu có thể làm mất nước, không cấm không xong!”.
Cho nên, dù có uống rượu thì cũng phải hạn chế tửu lượng, phải biết kiềm chế, uống ít thôi.
Uống rượu phải uống từ từ, mỗi lần chỉ uống một ít, kéo dài thời gian uống và nên uống loại rượu có nồng độ thấp, tốt nhất sau bữa cơm tối, chỉ uống 1 -2 ly nhỏ rượu nho là đủ.