Bé dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư vú
(Giúp bạn) - Khi các dấu hiệu dậy thì xuất hiện trước 8 tuổi ở con gái và trước 9 tuổi ở con trai được gọi là "dậy thì sớm".
Bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú về sau:
Theo Dân trí, một nghiên cứu mới thực hiện tại trường Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện độ tuổi trưởng thành của các bé gái được xác định bởi gen cụ thể mà các em được thừa kế từ cha hoặc mẹ và có kinh nguyệt sớm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sau này.
Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, các bé gái dậy thì sớm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư vú về sau. Phát hiện này có thể mở đường cho các nghiên cứu di truyền về mối liên quan giữa tuổi dậy thì và khả năng phát triển một loạt các bệnh về sau.
Ảnh minh họa Tiến sĩ John Perry, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Y học, Khoa Dịch tễ học tại Cambridge (Anh), cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy, trong gia đình, một phụ huynh có thể ảnh hưởng sâu sắc hơn đến tuổi dậy của con gái của họ hơn người kia. |
Chúng tôi biết rằng một số loại gen kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển thai nhi, nhưng nó cũng có thể kiểm soát tốc độ dậy thì và cuộc sống sau này, bao gồm cả nguy cơ bệnh tật”.
Nghiên cứu khảo sát hơn 180.000 phụ nữ và DNA của họ để tìm ra các biến thể di truyền xác định tuổi trưởng thành của bé gái. Cả hai loại gen lặn mà các bé gái được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ sẽ xác định tuổi dậy thì của các em.
Tiến sĩ Anna Murray, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Y Exeter, nói thêm: “Chúng tôi thấy rằng có hàng trăm gen liên quan đến thời gian dậy thì, trong đó có 29 gen tham gia vào việc sản xuất và kích thích hoạt động của các loại hoóc-môn. Điều này đã nâng cao nhận thức của chúng ta về quá trình sinh học ở nữ và cả nam giới”.
Ngày nay, các em thường có xu hướng dậy thì sớm, thậm chí, dậy thì từ 8 tuổi. Tuy rằng, nghiên cứu trên về gen đã cho thấy yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng về thời gian dậy thì của các em nhưng các yếu tố môi trường, chỉ số khối cơ thể (BMI) thời thơ ấu và tập thể dục cũng có liên quan rất lớn đến tuổi dậy thì.
Tiến sĩ Joanne Murabito, Phó giáo sư y khoa Đại học Y tại Boston, cho biết: “Có kinh nguyệt sớm ảnh hưởng tới sự phát triển của các điều kiện sức khỏe sau này trong cuộc sống của người phụ nữ như tiểu đường, bệnh tim mạch, và ung thư vú. Bằng cách nghiên cứu các yếu tố di truyền, chúng tôi hy vọng sẽ hiểu rõ hơn về thời gian dậy thì ở các bé gái có liên quan như thế nào đến tình trạng sức khỏe sau này của các em”.
Nguyên nhân trẻ dậy thì sớm
1. Do tự thân cơ thể bé gái
Ảnh minh họa Có những rối loạn về mặt sinh dục đưa đến dậy thì sớm. Thí dụ như có bướu ở vùng dưới đồi hoặc ở tuyến tùng nằm ở não bộ, có thể gây tăng tiết estrogen sớm để làm dậy thì bé gái chưa đến tuổi 8. Nguyên nhân tự thân rối loạn có tính chất cá biệt và rất hiếm xảy ra. |
2. Nguyên nhân này đã được ghi nhận là bé gái uống sữa bò
Dùng các sản phẩm chế biến từ sữa bò, ăn thịt heo, gà bị nhiễm estrogen có thể đưa đến dậy thì sớm. Từ lâu và cho đến nay, trong chăn nuôi công nghiệp, người ta lạm dụng rất nhiều các chất gọi là "hormone tăng trưởng" nhằm để thúc các con vật nuôi phát triển.
Ảnh minh họa Trong các hormone tăng trưởng đó có estrogen hoặc các "tiền chất" có thể chuyển hóa thành estrogen. Những chất từ bên ngoài môi trường được đưa vào cơ thể con người hoạt động như estrogen được gọi là xenoestrogen. Bé gái chưa đến tuổi dậy thì nhưng lại tiếp xúc với xenoestrogen do tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi công nghiệp sẽ có nguy cơ bị dậy thì sớm. |
3. Nguyên nhân thứ ba cũng do từ môi trường.
Ảnh minh họa Theo thông tin theo PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức chia sẻ trên Sức khỏe và Đời sống, cho đến nay đã có những chứng cứ xác đáng cho thấy bé gái dậy thì sớm do nhiễm các "dẫn chất phtalat". Dẫn chất phtalat gồm nhiều chất hữu cơ như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), diethylhexyl phtalat (DEHP), monomethyl phtalat (MMP)... |
Các dẫn chất phtalat thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như: chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ em bằng chất dẻo, nhựa... Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người.
Trẻ em dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phtalat sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này. Tác hại của các dẫn chất phtalat là làm xáo trộn nội tiết và bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi.
Tổng hợp