Bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh

14:32 14/04/2015

(Giúp bạn)Tưa miệng hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nhất là trẻ nuôi nhân tạo. Nguyên nhân tưa miệng là do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng.

Theo Báo Phụ nữ TP.HCM, bệnh tưa miệng xuất hiện ở phần lớn trẻ sơ sinh. Đây là một dạng nhiễm nấm Candida albicans (C.albicans), một tác nhân sinh bệnh thường gặp ở đường sinh dục nữ, đặc biệt trong thời gian mang thai. Trẻ có thể nhiễm từ trong bụng mẹ, trong lúc sinh, hoặc sau sinh. C.albicans cư trú ở khoang miệng và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh, trẻ mắc bệnh nhiều vào thời điểm khoảng bốn tuần tuổi. Trẻ có thể không xuất hiện triệu chứng gì hoặc nổi những mảng trắng, đau nằm trên nền hồng ban ở lưỡi, vòng khẩu cái, má, nướu. Trẻ bú mẹ nhiễm nấm thường có biểu hiện khá đặc trưng khi nấm nhiễm sang mẹ, gây cảm giác đau khi mẹ cho trẻ bú nên các mẹ thường cho trẻ cai sữa sớm. Bệnh có thể tái đi tái lại, dẫn đến thể mạn tính.

Nguyên nhân tưa miệng

Do nấm: Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường có trong đường ruột. Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây ra bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó khiến nấm Candida phát triển hoặc hệ miễn dịch của trẻ kém, sẽ dẫn tới bệnh tưa lưỡi.

Do vi-rút: Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, virus trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai nuốt thức ăn.

Triệu chứng, biểu hiện tưa miệng

Sức khỏe & đời sống cho biết, những đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi cả ở vòm miệng, lợi và amiđan, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt.

-1

Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú:

Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú.

Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:

- Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường

- Da ở quầng vú căng và đỏ rực

- Đau núm vú

- Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.

Phòng ngừa tưa miệng

Chú ý vệ sinh ăn uống, thức ăn nên tươi mới, vệ sinh sạch sẽ.Không cho trẻ uống nước quá nóng, không dùng thức ăn cứng hoặc kích thích để đề phòng tổn thương niêm mạc xoang miệng trẻ.

Người mẹ cho con bú không nên ăn uống thức ăn cay, nóng kích thích.

Chú ý vệ sinh xoang miệng trẻ và bình sữa; núm vú, đầu vú của người mẹ đều nên giữ vệ sinh sạch sẽ.

Niêm mạc xoang miệng trẻ sơ sinh non mỏng, lúc vệ sinh xoang miệng, không nên dùng vải thô cứng lau miệng, động tác phải nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc xoang miệng.

Tích cực phòng trị các bệnh truyền nhiễm, không nên lạm dụng kháng sinh.

Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc cho trẻ, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.

Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.

Bỏ thuốc lá.

Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.

Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.

Điều trị tưa miệng

Ở trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị. Nếu bệnh xảy ra do dùng kháng sinh, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng có thể cần dùng thuốc chống nấm.

Ở trẻ còn đang bú mẹ cần điều trị cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào đầu vú người mẹ. Nếu trẻ bú bình, cần rửa sạch đầu ti của bình hằng ngày.

Ở người lớn khỏe mạnh, có thể điều trị bằng cách ăn sữa chua hoặc uống acidophilus dạng viên nang hoặc dung dịch. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm.

Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 đến 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn muộn, Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng amphotericin B.

Tham khảo thuốc:

Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Hội chứng suy giáp: Nguyên nhân, triệu chứng
-3 Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc hội chứng suy giáp
-4 Những thức ăn chống đầy hơi bạn nên biết
-5 Không nên tắm rửa quá thường xuyên

Theo GDVN

Comments