Viêm đường hô hấp trên ở trẻ: Nguyên nhân và cách chăm sóc
(Giúp bạn)Viêm đường hô hấp trên, với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả.
Theo Sức khỏe và đời sống, thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm trong không khí thấp... là những yếu tố thuận lợi cho virút, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Yếu tố này kết hợp với hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa hoàn chỉnh, khiến trẻ dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, hầu, thanh quản và viêm xoang...
Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, virút và các tác nhân gây bệnh khác. Virút là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virút như: Influenza, Parainfluenza, Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus...
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng, thường gặp nhất là sốt, dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất. Sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn, thân nhiệt có thể tăng cao 39 - 400C.
Kèm theo sốt, trẻ thường nhức đầu, viêm kết mạc mắt, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau, ngứa và chảy nước mắt, hơi thở hôi, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy... Thông thường các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau 7 - 10 ngày, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.
(Ảnh minh họa)
Sổ mũi và chảy nước mũi, với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.
Ho cũng là triệu chứng xuất hiện hầu hết trong các bệnh viêm đường hô hấp trên, ho thành cơn hay ho khan, ho có đờm.
Khó thở là một triệu chứng không đặc thù của viêm đường hô hấp trên. Khó thở thường là triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới nhưng trong trường hợp đứa trẻ bị viêm thanh quản thì bé có thể sẽ bị khó thở.
Khó thở là triệu chứng rất ít gặp nhưng đã gặp thì thường là dấu hiệu của bệnh nặng, bé phải thở rít, thở khò khè... Sau đợt cấp, nếu không chữa trị không tốt bệnh chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính, với triệu chứng thường là ho, rát họng, nuốt thấy hơi vướng trong họng, nghẹt mũi do hiện tượng phì đại cuống mũi.
Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên một hoặc cả hai bên mũi. Một số trẻ em bị VA mãn tính kéo dài mà căn nguyên do trực khuẩn thì chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh, trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau đầu.
Chăm sóc và điều trị
Theo báo Gia đình và Xã hội, cho trẻ ăn uống bình thường khi bệnh, tránh kiêng cữ thái quá. Cố gắng cho ăn thêm bữa khi trẻ lành bệnh để bổ sung lượng dinh dưỡng thiếu hụt.
Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường (Panadol, Bivinadol, efferalgan, Tylenol…) kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ.Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
Dùng những bài thuốc dễ kiếm như hoa hồng bạch chưng đường phèn, húng chanh hấp mật ong hay một số loại thuốc ho thảo dược có bán sẵn như Pectol, astex… để làm dịu cơn ho.Kháng sinh không cần thiết phải sử dụng trong hầu hết các trường hợp.
Hãy thamkhảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng các loại thuốc này.Đưa bé đến bệnh viện nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc kéo dài quá 5-7 ngày. Cần đưa bé đến bệnh viện ngay nếu bé sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt thông thường; các triệu chứng trở nên trầm trọng; trẻ mệt hơn, thở nhanh, tiêu chảy, nôn ói nhiều, bú kém hoặc không ăn uống được.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN