Chăm sóc bệnh nhi sau mổ sứt môi hở vòm

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Tật sứt môi hở vòm có thể gây ra vô số vấn đề ở trẻ: khó bú, bú bị sặc, không nuốt được; không nói rõ khi trẻ tập nói; dễ bị viêm xoang mũi; dễ bị bệnh lý tai giữa...

Tật sứt môi hở vòm ở trẻ em

Chia sẻ trên Báo điện tử Người lao động, BS Đặng Hoàng Sơn, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng BV Nhi Đồng 1 cho biết, môi, vòm khẩu cái cứng và mềm là một cấu trúc của hàm mặt, tổ chức này có 2 phần đối xứng nhau trên phôi học, sẽ đóng kín từ tuần thứ 5, hoàn chỉnh vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Những trường hợp bị dị tật, môi và vòm không đóng kín sẽ gây rối loạn chức năng và một số bệnh ở vùng tai - mũi - họng, ảnh hưởng sức khỏe và khiến trẻ tự ti, khó hòa nhập.

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân của dị tật này khá đa dạng: yếu tố di truyền; bệnh lý của mẹ lúc mang thai (như tiểu đường, nhiễm siêu vi); tác động của thuốc mẹ dùng trong thai kỳ như thalidomide, cồn ethanol, chất phenyltoine…; thiếu vitamin B9 khiến sự hình thành các tế bào mới không được chuẩn; cùng nhiều nguyên nhân liên quan đến môi trường chưa rõ ràng khác.

Tật sứt môi - hở vòm có thể gây ra vô số vấn đề ở trẻ: khó bú, bú bị sặc, không nuốt được; khó phát âm, nói ngọng, không nói rõ khi trẻ tập nói; dễ bị viêm xoang mũi; dễ bị bệnh lý tai giữa, nhất là bệnh viêm tai tiết dịch, gặp ở 80% trẻ bị hở vòm, khiến trẻ nghe không rõ, từ đó không nói được và dẫn đến câm điếc nếu không được can thiệp kịp thời.

Những trẻ này cần được bú và nuôi ăn đúng cách từ khi mới sinh để không bị thiếu dinh dưỡng; vá môi, vá vòm càng sớm càng tốt để trẻ bú được, nói tốt; khám phát hiện định kỳ để điều trị kịp thời bệnh lý mũi xoang; tư vấn cho cha mẹ ngay khi trẻ sinh ra, theo dõi và điều trị các bệnh lý tai giữa định kỳ để đặt ống thông màng nhĩ, tránh bị viêm tai giữa ứ dịch…

BS Sơn đặc biệt lưu ý phụ huynh nên theo dõi khả năng nghe của trẻ, đưa trẻ đi khám sớm nếu có dấu hiệu nghe không rõ để được cấy điện ốc tai hoặc có các biện pháp xử lý phù hợp khác nhằm ngăn ngừa tình trạng câm điếc vì không nghe được.

Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt và Phẫu thuật tạo hình BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), thời gian phẫu thuật can thiệp lần đầu tốt nhất cho trẻ sứt môi là 3 tháng tuổi, hở vòm là 1 năm tuổi.

Ở độ tuổi ấy, trẻ đã đủ cân nặng, sức khỏe, các cấu trúc đã đủ nét để bước vào ca phẫu thuật. Độ tuổi ấy cũng đủ sớm để giúp trẻ có thể ăn uống, phát triển ngôn ngữ bình thường hơn. Càng phẫu thuật trễ, những ảnh hưởng của dị tật đối với sự phát triển của trẻ sẽ càng nặng, nhất là về mặt giao tiếp và ngôn ngữ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập sau này.

-1

(Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Chăm sóc bệnh nhi sau mổ sứt môi hở vòm như thế nào?

Trên VnEpress, bác sĩ CKI Nguyễn Minh Hằng, Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân dị tật khe hở môi, vòm miệng.

- Thời kỳ mang thai, khi kết quả siêu âm phát hiện thai nhi có dị tật sứt môi, hở vòm, thai phụ cần được tư vấn kỹ. Trong phạm vi chuyên khoa hàm mặt, nên giữ thai vì đây là dị tật bẩm sinh nhẹ nhất trong số các dị tật bẩm sinh, chỉ cần phẫu thuật tạo hình, trẻ sẽ đạt chức năng và thẩm mỹ để hòa nhập tốt với cộng đồng.

- Sau khi sinh, cần được hướng dẫn kỹ cách chăm sóc. Không nên quá lo lắng vì một số bé vẫn có thể bú mẹ như bình thường. Trường hợp những bé bị khe hở quá rộng không thể bú mẹ được nên tìm mua bình sữa chuyên dùng cho trẻ sứt môi, hở vòm. Có thể vắt sữa mẹ cho vào bình để bé bú.

- Trước phẫu thuật một tuần nên tập cho trẻ ngưng bú mẹ và ngưng bú bình. Tập cho trẻ uống bằng muỗng, tạo cho trẻ thói quen để sau phẫu thuật trẻ sẽ dễ thích nghi hơn.

- Sau phẫu thuật:

+ Giữ không để trẻ ngã. Theo dõi bệnh nhân, nếu có chảy máu, sốt hay khó thở phải báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết. Nhiều trẻ sau mổ chưa thích nghi được với đường thở mới, bé còn bị ảnh hưởng thuốc mê nên chưa tỉnh hẳn, do vậy bé sẽ giãy đạp la khóc. Lúc này thuốc tê cũng hết tác dụng nên trẻ dễ bị chảy máu và đau.

+ Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm đau nhức, từ đó sẽ ngủ yên, giúp giảm chảy máu vết mổ và trẻ mau hồi phục.

+ Sau mổ vết thương thường đau cộng thêm trong lúc lành thương vết thương sẽ ngứa, do vậy giữ trẻ thật kỹ không để té ngã, tránh va đập mạnh. Đặc biệt trẻ không cho tay móc vào vết thương hoặc đưa vật cứng, đồ chơi vào miệng.

+ Đối với vết thương môi: giữ cho vết thương càng khô càng tốt. Băng ép giúp vết thương bớt sưng, giảm chảy máu, bớt đau. Song nếu để băng ướt (do bệnh nhân sổ mũi, dính sữa, thức ăn hoặc nước) sẽ làm vết thương dễ nhiễm trùng. Do đó khi băng bị ướt phải báo ngay để rửa vết thương và thay băng mới.

+ Đối với vết thương vòm: tránh ăn thức ăn cứng, ngậm vật sắc nhọn hoặc đồ chơi để không làm tổn thương vết mổ.

+ Tuần lễ đầu sau phẫu thuật cho bé uống sữa bằng muỗng, không bú mẹ hay bú bình, có thể uống thêm sinh tố, nước cháo hoặc súp loãng xay nhuyễn. Đối với trẻ quá nhỏ nên vắt sữa mẹ ra ly và cho uống bằng muỗng.

+ Tuần thứ 2 sau phẫu thuật ngoài những thức ăn của tuần đầu có thể cho trẻ ăn thêm cháo đặc có đầy đủ dưỡng chất như thịt, cá, trứng, rau, củ, quả….

+ Tuần thứ 3, thứ 4 sau phẫu thuật cho trẻ ăn thêm cơm mềm hoặc cơm nghiền nát.

+ Sau phẫu thuật một tháng trẻ có thể ăn uống bình thường như những trẻ cùng lứa tuổi.

+ Chú ý sau phẫu thuật bé chưa quen với miệng môi đã được tạo hình nên việc ăn, bú, nói phải được tập luyện từ từ. Cùng với việc sau phẫu thuật vết thương sưng, đau nên cha mẹ cần yên tâm vì đó là dấu hiệu bình thường. Tất cả sẽ ổn sau khi bé ăn uống trở lại như bình thường sau một tháng. mẹ cho vào bình để bé bú.

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Thói quen không ngờ của mẹ bầu khiến thai dị tật
-3 Dị tật tim bẩm sinh, những điều cần biết
-4 Axit folic - phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
-5 Dị tật ở tai và cách điều trị

Theo GDVN

Comments