Chuyên gia Israel: Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ

Biện Như Thinh 21:08 27/03/2017

(Giúp bạn) - Các nhà giáo dục Israel vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của con trẻ, vì kỹ năng giao tiếp tốt hay xấu thường ảnh hưởng tới chất lượng học tập, làm việc và cuộc sống sau này của mỗi người.

Có thể nói cả thế giới không chỉ sửng sốt bởi sự thông minh và khả năng nhạy bén của người Israel trong đào tạo con cái trở thành người thành công mà còn khâm phục trước nội dung quan trọng mà họ luôn đặt lên hàng đầu. Các nhà giáo dục Israel vô cùng coi trọng việc bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp của con trẻ, vì kỹ năng giao tiếp tốt hay xấu thường ảnh hưởng tới chất lượng học tập, làm việc và cuộc sống sau này của mỗi người.

Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ:

 Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng giao tiếp của trẻ

1. Không sợ môi trường lạ, nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh mới.

2. Biết kiềm chế cảm xúc bản thân khi cần thiết.

3. Có khả năng tự lập, không thích ỷ lại người khác.

4. Cư xử hòa nhã với các bạn, hợp tác thành công trong các hoạt động và trò chơi.

5. Khéo léo và vui vẻ giúp đỡ người khác, biết khiêm nhường.

6. Hiểu ý người khác, làm theo mong muốn của người lớn, đồng thời đưa ra quan điểm và ý kiến mới của mình.

7. Có kỹ năng tổ chức, có vai trò làm “ Lãnh đạo nhỏ” trong học tập và vui chơi, được bạn bè quý mến.

8. Biết bày tỏ suy nghĩ, ý kiến của cá nhân một cách thông minh, linh hoạt và đúng mực ở những nơi công cộng.

9. Vui vẻ, nhiệt tình bày tỏ thái độ tôn trọng và tin tưởng người khác trong khi giao tiếp.

Nhà giáo dục Do Thái chia sẻ 4 giai đoạn gắn kết tình bạn của trẻ:

 Nhà giáo dục Do Thái chia sẻ 4 giai đoạn gắn kết tình bạn của trẻ

Theo lời khuyên của chuyên gia của Học viện Cleverkids, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn những biện pháp khác nhau giúp con em mình xây dựng tình bạn, rèn luyện tinh thần tập thể căn cứ vào các giai đoạn tình cảm của trẻ. Nhà giáo dục Do Thái chia sẻ 4 giai đoạn của quá trình kết bạn của trẻ như sau:

+ Từ 3-4 tuổi là giai đoạn trẻ con mình là trung tâm. Trẻ thường coi những đứa trẻ cùng chơi đùa với mình hoặc ở gần nhà mình là bạn. Bạn thân nhất là bạn ở gần nhất. Trẻ tìm bạn vì lợi ích: đối phương đó có đồ chơi nó thích hoặc nó không có. Ở giai đoạn này, các bé thường xuyên qua lại chơi đùa với nhau nhưng cũng hay xảy ra tranh giành, cãi cọ.

+ Từ 4-6 tuổi là giai đoạn tự làm hài lòng bản thân. Trẻ con những đứa trẻ khác cũng là một cá nhân thực thụ nên mới kết bạn, chứ không kết bạn vì nhu cầu của bản thanh mình hay mục đích hai bên cùng có lợi. Chính vì vậy, chúng không thể cùng lúc kết bạn với nhiều đứa trẻ khác.

+ Từ 6-9 tuổi là giai đoạn cùng có lợi. Mục đích kết bạn của trẻ là hai bên cùng có lợi. Mục đích kết bạn của trẻ là 2 bên cùng có lợi. Vì thế, chúng phán xét bạn bè dựa vào tiêu chí: ai làm gì vì ai và mong muốn nhận được sự báo đáp. Cũng chính vì mối quan hệ hai bên cùng có lợi nên tình bạn của trẻ chỉ giới hạn ở một cặp, tập thể nhỏ hoặc bè cánh nhỏ, và thường là cùng giới tính.

+ Từ 9-12 tuổi là giai đoạn thân thiết. Ở giai đoạn này, trẻ không quá chú ý đến những cử chỉ, hành động bên ngoài của bạn mà chuyển sự chú ý đến tố chất và tâm hồn bên trong của bạn. Rất nhiều nhà tâm lý học coi giai đoạn này là sự tiếp xúc thân mật, họ cho rằng nếu như trong thời điểm này trẻ không tìm được một người bạn thân thì đến tuổi thanh niên hoặc trưởng thành, chúng vĩnh viển không có được người bạn ấy và cũng sẽ không có nhóm bạn thân thiết.

Nuôi dạy con thành nhân – thành tài không chỉ là chuyện một sớm, một chiều mà đó là cả một quá trình. Hãy cùng người đồng hành giúp bạn nuôi dạy trẻ không chỉ phát triển về mặt tâm hồn mà còn hoàn thiện về cả phát triển tư duy ngôn ngữ.

 

Comments