Dò luân nhĩ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu

14:35 14/04/2015

(Giúp bạn)Theo báo cáo của các cơ sở y tế, hiện nay, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị viêm tai do dò luân nhĩ có chiều hướng gia tăng.

Vì sao trẻ sơ sinh bị dò luân nhĩ?

Theo Sức khỏe và đời sống, dị tật dò luân nhĩ (preauricular sinus) là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, làm tồn tại một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Đường dò là một ống, lót trong thành ống này là biểu mô có khả năng chế tiết.

-1

(Ảnh minh họa)

Về bào thai học, dò luân được hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ hai để tạo ra tai ngoài. Dị tật này xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai.

Dò luân nhĩ có thể xuất hiện độc lập, đơn giản nhưng cũng có thể kết hợp với những dị tật khác tạo thành những hội chứng biểu hiện bệnh lý toàn thân như hội chứng khe mang - tai - thận, teo nửa mặt…

Dấu hiệu trẻ bị dò luân nhĩ

Trẻ sơ sinh bị dò luân nhĩ có các dấu hiệu: ngứa, sưng; có rỉ dịch ở lỗ dò; tiết chất bã đậu trắng đục ở lỗ dò do trẻ gãi, bóp, nặn…; trẻ bị sốt, đau, lỗ dò viêm sưng đỏ do bị nhiễm khuẩn tạo thành một ổ áp-xe ngay tại lỗ dò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai…

Cũng theo Infonet, dò luân nhĩ nếu xuất hiện đơn thuần thì đa số không gây triệu chứng nào. Những triệu chứng tại lỗ dò như ngứa, rỉ dịch, tiết chất bã đậu trắng đục thường chỉ có khi lỗ rò đó hay bị kích thích thường xuyên như trẻ sờ gãi, bóp nặn… Những kích thích này rất dễ dẫn đưa đến tình trạng nhiễm trùng, áp xe rất nguy hiểm cho trẻ.

Trong trường hợp dò luân nhĩ bị nhiễm trùng (khoảng 50%) thì trẻ có thể sốt, đau và lỗ dò sẽ viêm sưng đỏ. Nếu không được điều trị kịp thời với kháng sinh thích hợp thì lỗ rò luân nhĩ nhiễm trùng đó sẽ nhanh chóng trở thành một ổ áp xe ngay tại đó (khoảng 34%) hay tạo ra những ổ áp xe lan ra những vị trí khác quanh tai như áp xe ở trước tai, áp xe ở sau tai mà khiến ta có thể lầm lẫn với những bệnh lý khác cũng hay gặp ở trẻ như viêm tai xương chũm xuất ngoại, áp xe hạch, những khối u bội nhiễm v..v…

Vi khuẩn gây nhiễm trùng thường là Staphylococcus epidermidis (31%), Staphylococcus aureus (31%), Streptococcus viridans (15%).

Tham khảo thuốc: Dilodin

Chỉ định: Điều trị các triệu chứng liên quan đến cơn trĩ cấp và bệnh trĩ mạn.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Phòng ngừa và điều trị viêm tinh hoàn
-3 Cách cải thiện đời sống tình dục cho phụ nữ tuổi mãn kinh
-4 Hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa bằng trái cây
-5 Ảnh hưởng của đồ uống có đường tới kinh nguyệt

Theo GDVN

Comments