Những loại thực phẩm nên cẩn trọng với trẻ sơ sinh
(Giúp bạn)Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh chính là “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong.
Lạc
Theo Khám phá, bột số trẻ có thể bị dị ứng ngay cả khi không ăn mà chỉ hít phải mùi lạc. Phản ứng dị ứng lạc thường dữ dội (gây mẩn đỏ, buồn nôn, dễ tiêu chảy) và có thể nguy hiểm đến tính mạng; đặc biệt với trẻ mắc hen suyễn. Vì vậy, với những trẻ bị dị ứng các mẹ nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.
Các loại hạt cây (quả óc chó, hạnh nhân)
Các loại hạt như hạt dẻ, hạt điều, hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười, hạt thông… được coi là thực phẩm gây dị ứng cho trẻ. Theo nghiên cứu, có khoảng 9% trẻ em bị dị ứng với loại thực phẩm này.
Trẻ bị dị ứng các loại hạt cây thường có các triệu chứng như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, nôn. Trường hợp nặng có thể gây ho, thở khò khè, khó thở, khàn giọng do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp xấu nhất có thể gây ngất, thậm chí là sốc phản vệ dẫn tới tử vong.
(Ảnh minh họa)
Sữa tươi
Cũng theo Sức khỏe cộng đồng, đối với bé dưới 12 tháng tuổi các bé vẫn sử dụng nguồn sữa mẹ là chủ yếu hoặc bạn có thể dùng sữa công thức cho con, tuyệt đối không dùng sữa tươi, bởi lúc này hệ tiêu hóa non nớt của bé vẫn chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp có trong sữa tươi. Các protein này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, dị ứng…
Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng sữa tươi cho trẻ trên 1 tuổi, ở giai đoạn này hệ tiêu hóa và thận của bé tương đối hoàn chỉnh, não đã phát triển khá, trẻ có thể nhận được các nguồn sắt, kẽm, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ một chế độ ăn bổ sung đa dạng.
Mật ong
Theo kinh nghỉệm dân gian các mẹ ngày xưa nuôi con đề cho rằng mật ong rất tốt cho trẻ sơ sinh, thường dùng đánh tưa lưỡi hay trị ho.
Thực ra, mật ong có thể gây nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum – thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất sẽ là ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ dưới 6 tháng ăn vào rất dễ bị dị ứng với các phân tử protein này. Thường các trường hợp trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng hay dẫn đến đau bụng hay nặng hơn là nổi mề đay, chàm.
Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trứng bị xóc có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong gây có mùi lạ và có độc tố. Trẻ ăn phải loại trứng này sẽ không đảm bảo sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.
Thạch
Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh chính là “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ. Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.
Thạch bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch.
Gan động vật
Gan động vật có thể bổ sung thêm sắt, các mẹ thường luộc hoặc xào cho các bé ăn. Nhưng gan lại là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố.
Bạn nên chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.
Cá thu, cá ngừ
Cá chứa axit béo omega-3, giúp cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.
Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.
Nước ép trái cây
Các mẹ thường có sai lầm khi cho con uống nước ép hoa quả, hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.
Đậu cove
Trong quả đậu cove có rất nhiều vitamin như vitamin B, C, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận… Nhưng trong quả đỗ cũng tiềm ẩn độc tố “saponin”, chất này sẽ gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu…
Thêm vào đó, độc tố gọi là “saponin”, làm cho đậu cove có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu đã sủi bọt), khiến cho các mẹ tưởng là đậu đã sôi và chín rồi, có thể nhấc nồi xuống và uống được rồi, nhưng thực tế lại không phải vậy.
Muối
Giai đoạn này, cơ thể của bé chưa đủ cứng cáp để chấp nhận bất kì hương vị mặn nào từ muối, và muối có thể làm cho thận của trẻ gặp nguy hiểm. Vậy nên, trong chế độ ăn của trẻ, các mẹ tuyệt đối không nên cho muối vào thức ăn của trẻ.
Nước
Trẻ 6 tháng tuổi không cho uống nước lọc. Nước lọc có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Nước rất tốt cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của nước, đó là không có protein và chất béo.
Nếu mẹ cho bé uống quá nhiều nước, chúng sẽ chiếm không gian dạ dày trẻ, khiến bé luôn cảm thấy no và không có nhu cầu muốn ăn sữa. Thậm chí cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột, làm loãng nồng độ natri của cơ thể hoặc gây ngộ độc.
Tham khảo thuốc: Cốm vi sinh Bio-acimin Gold Kích thích ăn ngon: Cung cấp kẽm, lysin, taurin và các khoáng chất cần thiết kích thích vị giác giúp trẻ có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng. |
Tú Liên
Theo GDVN