Dự phòng sớm tiền sản giật

14:52 14/04/2015

(Giúp bạn)Ngày nay, mô hình chăm sóc tiền sản đã bước sang một quan điểm hoàn toàn mới. Có thể chẩn đoán sớm hoặc dự phòng sớm các biến chứng này.

Theo Khám phá, tiền sản giật được coi là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất thai kỳ, xuất hiện từ giữa tam cá nguyệt thứ 2 với tần suất khoảng 5-8% thai kì. Tiền sản giật có thể phát triển sớm hơn ở trường hợp nặng hoặc có thể chỉ là vấn đề nhỏ trong cả thai kì, thậm chí có khi chỉ xuất hiện sau khi sinh.

Tiền sản giật thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Một số nghiên cứu cho thấy tần suất gặp lên đến 10% nhưng dù gì thì đây cũng là vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kì. Do đó, các bà mẹ mang thai nên khám thai định kì để theo dõi có bị tiền sản giật không. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể trở thành sản giật gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Tại sao phải dự phòng sớm tiền sản giật?

Sức khỏe & đời sống cho biết, tiền sản giật là một trong 5 tai biến sản khoa xảy ra trong thời kỳ mang thai và trong lúc chuyển dạ sinh. Đây là biến chứng thường gặp và nghiêm trọng trong thai kỳ. Chúng gây ra bởi tăng huyết áp, tiểu ra đạm và phù, do sự thiếu máu nuôi dưỡng tử cung nhau. Từ đó hậu quả tổn thương hàng loạt các cơ quan mà điển hình gây ra cơn sản giật, tổn thương ở gan, não, phổi, thận, bản thân gây cho thai nhi suy thai trường diễn, suy dinh dưỡng bào thai và thai nhi có thể tử vong. Chúng xuất hiện vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Quan điểm mớiL chuyển sự tập trung tầm soát sớm hơn một bước, sang quý 1 thay vì tầm soát ở giai đoạn đã xảy ra rồi dựa vào đánh giá nguy cơ ở tuổi thai 11-14 tuần nhằm cắt đứt mầm mống gây ra tiền sản giật.

-1

Tầm soát sớm tiền sản giật dựa vào những yếu tố nào?

Những thai phụ ở trong nhóm tuổi dưới 20, và trên 34 tuổi. Đây là nhóm tuổi được xếp vào nhóm nguy cơ. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ cao khác như: thai phụ có tiền căn mang thai trước đó có tiền sản giật, bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tuyến giáp, tuyến thượng thận, bệnh lý thận và các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh lý miễn dịch. Mẹ suy dinh dưỡng, kinh tế khó khăn…

Mô hình tầm soát nhằm phát hiện tiền sản giật được thực hiện như thế nào?

Được thực hiện dựa vào bệnh sử có yếu tố nguy cơ, ghi nhận các thông tin chi tiết, tuổi thai phụ, nghề nghiệp, tiền căn sản khoa, tiền căn nội khoa, kinh tế gia đình, nơi sinh sống. Chẩn đoán tuổi thai, và tình trạng sức khỏe của thai phụ hiện tại. Bước kế tiếp, cần trao đổi với thai phụ về ý nghĩa và vai trò tầm soát, để giúp cho thai phụ yên tâm và tin tưởng vào xét nghiệm.

Với phương pháp đo áp lực trung bình động mạch tử cung bằng siêu âm Doppler, đo huyết áp động mạch trung bình, khi kết hợp đo thể tích nhau và Doppler động mạch tử cung trong tam cá nguyệt I và sinh hóa máu mẹ (PAPP-A Pregnacy Associate Plasma Protein A)), đặc biệt là yếu tố tăng trưởng bánh nhau. Có thể tầm soát được 96% tiền sản giật phát hiện sớm, tăng huyết áp do thai, nhau bong non và thai chậm phát triển trong tử cung, từ đó có phương cách dự phòng và chế độ chăm sóc thai kỳ chu đáo và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa tiền sản giật.

Cách dự phòng sớm tiền sản giật

Kết quả tầm soát sàng lọc trên các thai phụ cho kết quả phát hiện sớm tiền sản giật đạt được tỉ lệ cao. Có thể đánh giá việc điều trị dự phòng tiền sản giật, bằng cách sử dụng Aspirin liều thấp 60 - 80mg/ngày và dùng canxi liều cao từ tuần lễ thứ 14 của thai kỳ trở đi giúp dự phòng tốt ngăn cản không xảy ra tiền sản giật. Kết hợp chế độ chăm sóc thai kỳ chu đáo, sự hướng dẫn tận tình của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, chế độ làm việc cũng như việc dùng thuốc trong quá trình mang thai. Điều đó mang lại cho thai phụ niềm tin tưởng, sự vui mừng vì đứa con yêu quý nhất hàng ngày đang lớn dần trong bụng mẹ mà không có bất kỳ mối nguy hiểm nào.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: Là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bà bầu có được uống thuốc Ecazide không?
-3 Bài thuốc chữa viêm cổ tử cung
-4 Nguyên nhân và cách xử lý khi bị méo miệng do trúng gió
-5 Phòng ngừa méo miệng do trúng gió độc

Theo GDVN

Comments