Lưu ý khi cho trẻ ăn thức ăn đặc

13:01 11/02/2014

(Giúp bạn)Đến một độ tuổi nhất định, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn thức ăn đặc để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

  • 1

    Khi nào bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc?

     Các bác sĩ dinh dưỡng khuyên rằng bé có thể bắt đầu sử dụng thức ăn đặc trong khoảng thời gian từ 4 tới 7 tháng tuổi. Trên thực tế, một số bé đã bắt đầu sử dụng loại thức ăn này từ tháng thứ 3. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ không nên cho bé sử dụng sớm như vậy. Những bé sử dụng thức ăn đặc sớm hơn so với độ tuổi quy định có nhiều khả năng mắc bệnh dị ứng thức ăn trong giai đoạn sau này.
  • 2

    Những dấu hiệu chứng tỏ bé đã bắt đầu có thể ăn thức ăn đặc:

     - Bé ít hoặc hoàn toàn không nhè đồ ăn. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể, giúp bé không bị nghẹn bởi những đồ ăn lạ.

    - Khi bé có thể tự nâng đầu của mình hoặc chưa biết ngồi là thời điểm mẹ có thể cho bé ăn thức ăn đặc.

     - Bé dường như quan tâm hơn tới thực phẩm. Bé “để mắt” tới những gì mẹ đang ăn, vươn tay đòi lấy đồ ăn từ người khác hay liếm môi khi ngửi thấy mùi thức ăn mới.

    Đối với bé thiếu tháng, mẹ cần nhiều thời gian hơn để bé có thể ăn được thức ăn đặc so với những bé bình thường. Bé cần hoàn thiện được chu trình bú - nuốt - thở để có thể ăn được thức ăn đặc.

    luu-y-khi-cho-tre-an-thuc-an-dac-1

  • 3

    Giai đoạn đầu tiên

     Các mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn thức ăn đặc của bé với ngũ cốc gạo. Dưới đây là một số hướng dẫn cho bé ăn dặm hiệu quả:

    - Cho bé ngồi ngay ngắn một chỗ hoặc cho bé dựa vào ghế cao. Nếu bé cảm thấy sợ hãi, mẹ nên để bé ngồi trong lòng mình. Mẹ nhớ trang bị thêm cho bé một chiếc khăn, chăn và yếm để đảm bảo vệ sinh cho bé trong quá trình ăn.

     - Cho bé chơi vài món đồ chơi như giữ một chiếc muỗng hoặc vỏ bánh mỳ mềm trong tay để bé tập trung hơn vào việc ăn uống.

    - Đặt một muỗng nhỏ với lượng ngũ cốc chiếm khoảng ¼ muỗng vào gần môi của bé và để bé nếm thử hương vị của món ăn trước khi ăn chúng. Trong trường hợp bé “ngần ngại” và không muốn ăn, mẹ nên kiên trì để giúp bé ăn tiếp.

     - Cuối cùng, nên cho bé bú sữa hoặc uống thêm sữa công thức để bé no hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé uống bằng bình. Lúc này bé cần tập thói quen ăn uống với muỗng và ngồi bàn ngay ngắn. Điều này sẽ giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt sau này.

    - Mẹ không nên quá ép buộc nếu bé khóc hay quay đi không chịu ăn. Mẹ hãy kiên trì và thử lại quá trình ăn dặm cho bé 2-3 tuần sau đó.

  • 4

    Giai đoạn thứ hai

    Nếu bé đã dần quen với việc ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn một lần/ngày trong những ngày tiếp theo và tăng số lượng ở những lần ăn sau đó. Tuy nhiên các mẹ cũng cần chú ý những dấu hiệu cho thấy bé có thể bị dị ứng với thực phẩm:

     - Trướng bụng

    - Đầy hơi

     - Phát ban xung quanh miệng hay hậu môn

    - Tiêu chảy, chảy nước mũi, nước mắt

     - Hay cáu bẳn

    Với mỗi loại thực phẩm mới, mẹ cần để ý xem bé có dấu hiệu dị ứng không để điều trị kịp thời.

  • 5

    Thực phẩm nên và không nên cho bé ăn

    - Mẹ nên sử dụng phương pháp nướng, hấp, hâm nóng hơn là chiên hoặc luộc để bảo toàn được toàn bộ dinh dưỡng có trong thức ăn.

     - Tránh cho bé ăn những thực phẩm chứa Nitrat lớn bởi chúng có thể gây thiếu máu ở bé.

    - Không cho bé ăn lòng trắng trứng, sữa bò, mật ong khi bé dưới 1 tuổi.

Comments