Mẹ bầu thiếu iốt, con sẽ học dốt toán
(Giúp bạn)Kỹ năng số học của một người được quyết định từ trong bụng mẹ. Nếu mẹ có nồng độ hormone thyroxine bằng một nửa thông thường, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ kém môn toán.
Khả năng toán học của đứa trẻ được quyết định từ khi còn trong bụng mẹ
Vnexpress dẫn tin theo Gulf News cho biết, Tiến sĩ Martijn Frinken, một bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi (Trung tâm Y tế, đại học VU, Hà Lan) nghiên cứu 1.200 đứa trẻ từ khi còn ở trong bụng mẹ đến khi bắt đầu đi học.
Ông phát hiện 90 % đứa trẻ tiếp xúc với nồng độ thấp của thyroxine - hormone tuyến giáp rất quan trọng cho sự phát triển của trí não - khi ở trong bụng mẹ sẽ thuộc nhóm học sinh kém môn toán trong lớp.
Ông đã đo nồng độ thyroxine trong 12 tuần của thai kỳ và so sánh kết quả với điểm số trẻ đạt được trong các bài kiểm tra toán và ngôn ngữ ở tuổi lên năm. Dù hoàn cảnh gia đình và sức khỏe của đứa trẻ khi mới ra đời như thế nào thì nguy cơ bé kém môn toán do mẹ có nồng độ thyroxine thấp là như nhau.
Hàm lượng hormone không ảnh hưởng đến điểm số của trẻ trong các bài kiểm tra về từ vựng và khả năng ngôn ngữ. Tiến sĩ Finken cho rằng, kỹ năng ngôn ngữ phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của gia đình trong khi khả năng toán học có thể bắt nguồn trực tiếp hơn từ sự phát triển của trí não.
Giáo sư John Lazarus, cựu thành viên ban quản trị của Quỹ Tuyến giáp Anh, chủ tịch tổ chức Iodine Group Anh, giải thích rằng trong thời kỳ đầu của thai kỳ, thai nhi vẫn chưa thể sản xuất thyroxine riêng của mình. Thyroxine được chuyển từ mẹ sang con, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung của người mẹ.
Các nghiên cứu cho thấy có đến 2/3 số bà mẹ tương lai ở Anh có lượng hormone này rất thấp. Vấn đề rộng hơn chính là việc thiếu iốt trong các bữa ăn, bởi iốt là thành phần chính tạo nên thyroxine. Iốt có trong sữa và cá. Lazarus gợi ý nên bổ sung iốt vào muối để tăng lượng tiêu thụ trong dân chúng, giống như nhiều nước trên thế giới đã làm.
Lazarus cũng khuyên các bà mẹ nên dùng iốt trong suốt quá trình mang thai, mức tiêu thụ an toàn cho bà bầu là từ 100 đến 150 microgram mỗi ngày.
Ngoài ra, một số lỗi trong ăn uống của mẹ bầu có thể là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển
Mẹ bầu ăn quá nhiều
Những mẹ bầu béo phì thường dễ bị rối loạn chuyển hóa, dẫn đến hệ thống thần kinh phôi thai bị bóp méo. Phụ nữ thừa cân sau khi mang thai, khả năng trẻ bị khuyết tật ống thần kinh lên tới 4 lần mẹ bầu có trọng lượng bình thường.
Lười bổ sung i-ốt
Cơ thể của phụ nữ mang thai bị thiếu i-ốt dễ bị ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp, từ đó khiến bộ não thai nhi kém phát triển. Tuyến giáp chịu trách nhiệm về ngôn ngữ, thính giác và tinh thần của đứa trẻ.
Nếu hormone tuyến giáp không được hoạt động tốt, chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của những đứa trẻ tăng trưởng chậm, không biết phản ứng, thậm chí điếc, rối loạn tâm thần…hay còn gọi là bệnh Down. Hiện nay, bệnh Down vẫn chưa hề có thuốc chữa trị dứt điểm.
Thiếu hụt canxi trong khi mang thai
Các chuyên gia y tế Mỹ đã tiến hành khảo sát hàng trăm phụ nữ mang thai và đi đến một kết luận: trong khi mang thai nếu lượng canxi hấp thụ hàng ngày của người mẹ không đạt 1200 mg hoặc ít hơn 600 mg thai nhi sẽ rất dễ bị loãng xương.
Thiếu sắt
Thiếu sắt ảnh hưởng đến hemoglobin ở người mẹ, tác động đến sự trao đổi chất của thai nhi, không chỉ dễ dàng gây ra thiếu máu thiếu sắt ở thai nhi mà còn cản trở tốc độ tăng trưởng và cân nặng của thai nhi.
Thiếu đồng
Khi hàm lượng đồng trong máu của phụ nữ mang thai quá thấp, nó sẽ gây ra sự thiếu hụt đồng trong bào thai, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của thai nhi và gây thiếu máu bào thai. Vì vậy, khi mang thai, mẹ không thể bỏ qua việc bổ sung đồng cho cơ thể tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi.
Thiếu hụt Mangan (Mn) khi mang thai
Thiếu Mn trong khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng sự phát triển xương, tạo khả năng xuất hiện các biến dạng khớp nghiêm trọng.
Thiếu kẽm
Kẽm rất quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi, dó đó thiếu hụt kẽm sẽ gây thiệt hại cho sự phát triển đại não trẻ.
Tham khảo thuốc: Vitamin B6 Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể như: chuyển hoá amin. Ngoài ra còn tham gia vào chuyển hoá lipid, ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu do rối loạn chuyển hoá acid amin. |
Tiến Khê
Theo GDVN