Người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần phải làm gì?

14:47 14/04/2015

(Giúp bạn)Với phụ nữ nhiễm HIV mang thai, trong khi sinh nên tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn...

Những nguy cơ khi phụ nữ nhiễm HIV mang thai

Chia sẻ trên Báo điện tử Đồng Nai, bác sĩ Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Đồng Nai cho biết, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị nhiễm HIV, tình trạng miễn dịch và hiện trạng sức khỏe của người mẹ.

Theo nghiên cứu của ngành y tế, tỷ lệ người mẹ có HIV dương tính lây truyền sang con nếu không được điều trị dự phòng là từ 30-35%, có nghĩa là trung bình cứ 100 đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 đứa trẻ bị nhiễm HIV.

Đối với những đứa trẻ này, 15-20% sẽ tiến triển thành AIDS trong 12 tháng đầu, một số tiến triển trong 2-3 năm sau. Nếu tiến triển thành AIDS toàn phát, trẻ sẽ chết vì các bệnh như viêm phổi kẽ, tưa lưỡi nặng, gan to, lách to, nhiều hạch, tiêu chảy kéo dài..., có trường hợp trẻ tử vong ngay lúc còn là bào thai trong bụng mẹ. Những trẻ may mắn không bị nhiễm HIV thì cũng bị nguy cơ cao phải mồ côi mẹ.

Những bất lợi của người mẹ có HIV mang thai không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai. Theo bác sĩ Kim Loan, người bình thường khi thai nghén cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên ở người có HIV dương tính mang thai thì khả năng miễn dịch giảm càng mạnh, bệnh có thể nặng lên, sớm chuyển sang giai đoạn AIDS hơn.

-1

Tuy nhiên, ngày nay việc dự phòng lây truyền HIV sang con từ những bà mẹ có HIV đã được triển khai rộng rãi xuống đến tận các tuyến y tế cơ sở. Nguồn thuốc ARV điều trị không khan hiếm, nên việc tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ cũng giảm đi khá nhiều.

Nếu được dự phòng tốt, tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ ở mức dưới 5%. Còn người mẹ có HIV trong quá trình mang thai nếu được chăm sóc tốt, sử dụng thuốc điều trị và dự phòng đầy đủ, sức khỏe thể trạng tăng lên thì cũng hạn chế được nguy cơ suy kiệt cơ thể.

Những việc người phụ nữ nhiễm HIV mang thai cần làm

Theo Báo An ninh thủ đô, các bác sĩ cho biết, phụ nữ nhiễm HIV cần ăn nhiều hơn bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng/ngày gồm nhóm bột đường (cơm, bánh mì, bắp…); nhóm thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, sữa, đậu); nhóm chất béo (dầu ăn, bơ, đậu phộng…); nhóm vitamin và khoáng chất (rau quả, trứng, sữa, trái cây…).

Bên cạnh đó tư vấn xét nghiệm HIV trước sinh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá tình trạng HIV của phụ nữ mang thai, từ đó xác định các biện pháp can thiệp phù hợp, đặc biệt là dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Lây truyền HIV từ mẹ sang con xảy ra cả ở 3 thời kỳ: 10% trong thời kỳ đầu mang thai, do máu mẹ qua màng rau thai bị tổn thương sang máu con, 15%-20% do thời kỳ chuyển dạ đẻ và 10% trong thời kỳ cho con bú.

-2

Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, dừng điều trị thuốc ARV sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, gây khả năng kháng thuốc, làm tăng nguy cơ lây truyền HIV cho con. Nếu được uống thuốc theo phác đồ điều trị sớm, có thể bảo đảm hiệu quả trong việc phòng chống lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khi điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, việc sinh nở và nuôi con của những bà mẹ nhiễm HIV vẫn an toàn. Ngoài ra với những phụ nữ có HIV mang thai còn ở tình trạng miễn dịch tốt, sẽ được tiến hành điều trị dự phòng bằng AZT liên tục cho đến khi chuyển dạ. Đồng thời cứ 3 tháng một lần thai phụ cần kiểm tra tế bào CD4 để được điều trị ARV theo những phác đồ khác nhau.

Với phụ nữ mang thai nhiễm HIV, trong khi sinh nên tránh các can thiệp như bấm ối, forcep, cắt tầng sinh môn. Chỉ định mổ lấy thai, nhanh chóng lau sạch máu và sản dịch cho trẻ sơ sinh được coi là biện pháp tối ưu.

Sau khi sinh, người mẹ nên nuôi trẻ bằng sữa thay thế để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV khi cho trẻ bú. Những trẻ được sinh ra từ bà mẹ có HIV cần được giới thiệu và chuyển tới các phòng khám để theo dõi và điều trị ARV.

Thuốc tham khảo: Zidovudin Stada® 300mg

- Điều trị bệnh nhân nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
- Điều trị bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển như các bệnh nhân bị AIDS hay ở giai đoạn ARC (AIDS related complex), các bệnh nhân trưởng thành có và không có biểu hiện triệu chứng với số lượng tế bào T4 (T-helper) dưới 500/mm3, và trẻ em nhiễm HIV có triệu chứng và mức độ suy giảm miễn dịch đáng kể tương tự như ở người lớn.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bệnh ở da khi mang thai
-4 Mẹ uống rượu khi mang thai ảnh hưởng đến IQ của trẻ
-5 Yoga đẩy lùi nguy cơ trầm cảm khi mang thai
-6 Ung thư cổ tử cung trong thời kỳ mang thai

Theo GDVN

Comments