Nguyên nhân trẻ mắc bệnh sợ

14:33 14/04/2015

(Giúp bạn)Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một loại rối loạn lo âu, trong đó có suy nghĩ và lo sợ không hợp lý (ám ảnh) dẫn đến tham gia vào các hành vi lặp đi lặp lại (ép buộc).

Trẻ em có tỷ lệ cao

Phụ nữ Online cho biết, theo BS Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội), chứng rối loạn nghi thức ám ảnh (Obsessive-Compulsive Disorder-OCD) với biểu hiện là những ý nghĩ thường xuyên tái diễn liên quan tới lo âu hoặc căng thẳng. Phần lớn các ca bệnh OCD đều bắt đầu từ thời kỳ thiếu niên hoặc tuổi dậy thì.

OCD phổ biến ở trẻ em và tuổi mới lớn. Tỷ lệ OCD ở người trẻ tuổi tăng với tỷ lệ 0,3% ở trẻ trong độ tuổi ba-năm tuổi, tăng lên 0,6% đối với trẻ từ 13 đến 18 tuổi.

Tỷ lệ mắc OCD ở trẻ vị thành niên cao hơn tỷ lệ mắc các bệnh khác như tâm thần phân liệt hay rối loạn lưỡng cực. Ở trẻ nhỏ, tỷ lệ bé trai mắc OCD cao hơn so với bé gái, nhưng sự chênh lệch này sẽ giảm khi độ tuổi tăng lên.

“Hiện nay, OCD được chỉ ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nhân tố di truyền. Các nghiên cứu phả hệ đã chứng minh rằng nguy cơ mắc OCD khởi phát sớm có thể cao gấp bốn lần ở những người thân thế hệ thứ nhất. Bên cạnh đó là do miễn dịch ở hệ thần kinh. Hội chứng OCD có thể xuất hiện sau khi trẻ tiếp xúc hoặc nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết bêta - nhóm A.

-1

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, còn có nguyên nhân do chất dẫn truyền thần kinh. Sự có mặt của hệ thống serotonin và dopamine được coi là điều kiện cơ bản để gây ra OCD”, BS Dương Minh Tâm cho biết.

Theo chuyên trang y học của Benh.vn, OCD triệu chứng liên quan đến ám ảnh có thể bao gồm:

- Sợ bị ô nhiễm bởi bàn tay run rẩy hoặc bằng cách chạm vào đối tượng những người khác đã xúc động.

- Nghi ngờ đã khóa cửa hay tắt bếp.

- Suy nghĩ rằng đã làm tổn thương một ai đó trong một tai nạn giao thông.

- Cường độ đau khổ khi đối tượng không có trật tự hoặc phải đối mặt đúng cách.

- Làm tổn thương hình ảnh của con.

- Phải chửi bậy trong các tình huống không phù hợp.

- Tránh các tình huống có thể gây ra ám ảnh, chẳng hạn như bắt tay.

- Phát lại hình ảnh khiêu dâm trong tâm trí.

- Viêm da do rửa tay thường xuyên.

- Da tổn thương.

- Rụng tóc hoặc các điểm hói vì giật tóc.

Cần điều trị sớm

Phương pháp chữa trị tối ưu là phối hợp điều trị bằng các thuốc và liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi (CBT). Hội chứng rối loạn ám ảnh chỉ tác động đến thần kinh chứ không nguy hiểm đến tính mạng. Điều trị bệnh này không dễ, mất nhiều thời gian, do đó khi thấy mình lo lắng quá mức, lo đến mức vô lý thì nên đi khám để được tư vấn, điều trị...

Theo BS Dương Minh Tâm, OCD được mô tả như là một rối loạn mệt mỏi, giận dữ mạn và hậu quả rất khác nhau. Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc điều trị bằng sertralin giúp 50% bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn và 25% khỏi bệnh một phần với thời gian theo dõi một năm. Tuy nhiên, trong một số ít các ca bệnh, OCD có thể được coi là dấu hiệu của một dạng rối loạn tâm thần.

Với trẻ em có triệu chứng dưới ngưỡng OCD, nguy cơ chuyển thành OCD toàn diện trong hai năm là rất cao. Đối với người lớn tuổi, kết quả điều trị khả quan hơn, với tỷ lệ thành công cao hơn (70%).

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Trẻ chậm nói, chậm đi có sao không?
-3 Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt
-4 Dịch âm đạo tiết nhiều là biểu hiện của nhiều bệnh
-5 Cẩn trọng với thực phẩm đông lạnh

Theo GDVN

Comments