Những tâm trạng của phụ nữ có bầu và tâm lý thai kỳ

14:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Tâm sinh lý chị em giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho người mẹ.

Tâm lý 3 tháng đầu thai kỳ

Theo Sức khỏe và đời sống, tâm sinh lý chị em giai đoạn này chịu tác động mạnh mẽ của sự thay đổi nội tiết tố. Mặc dù các nội tiết tố này mang lại lợi ích cho em bé nhưng lại gây khó chịu cho người mẹ.

Một hormon được sản xuất trong quá trình mang thai là HCG đôi khi gây ra nghén, trong khi progesterone và estrogen có liên kết với trạng thái tâm lý buồn và nước mắt. Hơn thế nữa, sự tràn ngập nội tiết tố gây ra tâm lý mất kiểm soát cảm xúc và khó tập trung vào các công việc hàng ngày.

Tâm lý 3 tháng giữa

Đây là khoảng thời gian dễ chịu nhất của thai kỳ. HCG chững lại trong khi progesterone và estrogen tăng từ từ. Niềm vui có thể đến bất ngờ khi bạn cảm nhận được những sự va chạm đầu tiên của em bé. Nhiều người mẹ cho rằng đây là sự kiện quan trọng và không thể diễn tả hết niềm vui.

Trong thời gian này, khi mà tác động của nội tiết tố tới tâm sinh lý phụ nữ ít hơn thì quan hệ vợ chồng lại là vấn đề căng thẳng. Rất nhiều người chồng thấy hụt hẫng khi vợ mang bầu. Vợ chồng lạnh nhạt, thậm chí có thể thấy bị tổn thương.

-1

(Ảnh minh họa)

Hơn nữa, rất nhiều người vợ cảm thấy tự ti về vóc dáng của mình. Chị em cần nhớ rằng mang thai chỉ là tình trạng tạm thời, vẫn sẽ luôn có cách để quan tâm và gần gũi với chồng. Nhất là khi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi nên mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái và yêu đời cho bé phát triển tốt.

Tâm lý 3 tháng cuối thai kỳ

Những tháng cuối thai kỳ, trọng lượng tăng làm bạn không thoải mái. Các hormon gây rối loạn tâm trạng cũng tăng cao. Càng gần ngày sinh, bạn càng có tâm trạng sợ cơn chuyển dạ. Giấc ngủ cũng khó khăn hơn nên người mẹ càng mệt mỏi nhiều hơn.

Bỏ qua những chuyện đó và bất chấp sự thay đổi về tâm sinh lý, bạn cũng nên giữ tâm trạng thật tốt để đón bé yêu nhé.

Sự thay đổi hàm lượng hormon trong cơ thể đã gây ra nhiều sự rối loạn tâm sinh lý của phụ nữ thời kỳ mang thai. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng đây là thời gian người phụ nữ cần sự động viên của gia đình nhiều nhất, tạo điểm tựa giúp họ cân bằng cuộc sống trong giai đoạn này. 

Những tâm trạng phổ biến của các mẹ bầu

Có cảm giác như một cô gái nhỏ

Sức khỏe cộng đồng cho biết, các nhà tâm lý học cho rằng, chín tháng mười ngày của phụ nữ mang thai đã trải qua giai đoạn “trái tính, trái nết”, thiếu kiên nhẫn. Có bầu làm thai phụ nhớ về những kỷ niệm thơ ấu.

Bởi vậy, người mang thai muốn khóc thì nên khóc. Nếu có hiện tượng khóc nhiều, mất ngủ, sút cân cần gặp bác sỹ để được tư vấn.

Có ý nghĩ “quái gở” – không muốn đứa con này

Khi mang thai, người phụ nữ nghĩ nhiều hơn đến trách nhiệm trong tương lai và sợ điều này làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống tương lai của họ.

Cần phải gạt ngay ý nghĩ này ra khỏi đầu nếu bạn chợt nghĩ đến nó. Nếu ý nghĩ này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng đến tình cảm mẹ - con khi đứa trẻ ra đời, bởi vậy, cần phải gặp bác sỹ phụ sản và khoa nhi.

Cảm thấy chồng “thay lòng đổi dạ”

Khi những tâm lý bất an của thai sản càng lên cao thì lòng tin và chỗ dựa vững chắc của người chồng là vô cùng quan trọng. Nếu trong thời gian này, chồng không đáp ứng được yêu cầu đó sẽ gây ra thất vọng cho người vợ, ảnh hưởng đến đứa trẻ trong tương lai.

Lời khuyên trong tình huống này  là sản phụ nên đánh giá người chồng qua trách nhiệm với gia đình, nhìn những vào mặt tốt của chồng để giúp tình cảm gia đình gắn bó hơn.

Cảm thấy mình xấu xí

Tâm sinh lý thay đổi, ngoại hình cũng thay đổi khi đứa con đang lớn dần trong bụng làm phụ nữ thấy mình trở nên xấu xí, gây mặc cảm.

Hãy tập thể dục, những bài tập nhẹ nhàng giúp cho tinh thần thư thái. Có thể thay đổi kiểu tóc, chọn những bộ thời trang xinh xắn dành cho những bà bầu. Khi cảm thấy vui vẻ, thai phụ sẽ thấy hạnh phúc và được mọi người yêu mến hơn.

Sợ hãi lúc sinh nở

Hãy nghĩ rằng, sinh nở là thiên chức của người phụ nữ. Chăm chỉ luyện tập để khi sinh bớt đau hơn. Theo các chuyên gia, khoảng 30% phụ nữ sinh lần đầu không được chuẩn bị. Hãy trao đổi với những người có kinh nghiệm để gạt đi sợ hãi, tự tin khi "lâm bồn".

Sợ đứa con sinh ra mang hình hài xấu

Nếu cả hai vợ chồng bình thường thì chẳng có lý do nào cho suy nghĩ đó. Nhưng những câu hỏi vẫn luôn được đặt ra, “mình có thấp, béo, đen,.. quá không?” . “Sự kết hợp của hai vợ chồng có hoàn hảo để con có hình hài xinh xắn không…?”

Hãy tìm một người bạn thân, kể hết cho cô ấy nghe những suy nghĩ của bạn. Một lời khuyên, “tất cả sẽ tốt đẹp thôi!” sẽ làm bạn thấy an tâm.

Những bà bầu sẽ có những lúc có suy nghĩ “quái đản”, hãy tự mình cần bằng để luôn thấy hạnh phúc và chuẩn bị tâm  lý chào đón một “thiên thần” bé nhỏ ra đời.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Massage cho bà bầu: Những lợi ích và massage đúng cách
-3 Chất lượng tinh trùng không gây dị tật bẩm sinh ở trẻ
-4 Củ cải tốt cho phụ nữ mang thai và những chú ý trong khi sử dụng
-5 Những cách xử lý khi gặp tai nạn phòng the

Theo GDVN

Comments