Những thời điểm không nên thụ thai

14:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Nếu bạn muốn con bạn sinh ra thông minh, khỏe mạnh thì bạn nên tránh những thời điểm thụ thai dưới đây:

Khi đi du lịch

Theo Khỏe và Đẹp, trong khi đi du lịch, hai vợ chồng thường phải đi lại nhiều nên sẽ mất sức, tiêu hao năng lượng, hơn nữa còn thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, thiếu ngủ và chế độ ăn uống cũng mất cân bằng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng mà còn có tác động xấu đến tử cung khiến quá trình mang thai không được trọn vẹn như mong muốn.

Vừa dừng uống thuốc tránh thai

Tuy mẹ đã dừng uống thuốc tránh thai thì tác dụng của thuốc vẫn còn trong cơ thể từ 1-3 tháng sau đó. Thêm nữa, trong thời gian sử dụng thuốc, các hormone trong cơ thể cũng bị thay đổi và cũng cần một thời gian để hồi phục trở lại.

Các chuyên gia khoa sản khuyên chị em nên kiêng việc mang thai từ 3-6 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc. Lúc này thuốc không còn tác dụng tránh thai với cơ thể mẹ tuy nhiên lại có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật.

Sức khoẻ yếu, căng thẳng

Nếu chị em phụ nữ có sức khoẻ đang yếu, đang mắc các bệnh bệnh mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch có thai như tiểu đường, động kinh, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bệnh tim mạch.

Trong thời gian trị bệnh, người phụ nữ phải uống nhiều loại thuốc, trong đó có những thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, có thể làm cho thai nhi bị dị tật, ốm yếu…. cho nên, trước khi muốn có con, các cặp vợ chồng hãy chuẩn bị sức khoẻ thật tốt.

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress là nguyên nhân khiến mẹ khó đậu thai, thậm chí còn khiến mẹ bầu bị sảy thai nữa.

Tiếp xúc với môi trường độc hại

Khi bà mẹ mang thai tiếp xúc với hoá chất rất dễ làm cho thai nhi bị dị tật, thể trạng cơ thể yếu, hoặc gây sinh non, sẩy thai…Nếu có quyết định mang thai, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn cẩn thận.

Ngay sau khi uống thuốc hoặc tiêm kháng sinh

Có những loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng lâu dài trong cơ thể mẹ. Vì vậy nếu trước đó bạn bị ốm và phải điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian nên có bầu. Tốt hơn hết là cũng cần kiêng ít nhất 1-3 tháng.

Sau khi tiêm vacxin

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ nên có kế hoạch mang bầu trước từ 3-6 tháng. Trong thời gian này nhiều mẹ thường dành để tiêm vacxin như rubella, thủy đậu hay cúm… Mẹ cần nhớ sau khi tiêm những loại vacxin này thì cần kiêng có bầu từ 3-6 tháng để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.

Sau khi chụp X-quang

Lượng chiếu xạ sau khi chụp X-quang tuy không lớn nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến tế bào sinh dục bên trong cơ thể mẹ và có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen ở thai nhi.

Sau khi sảy thai

Theo Lao động, đối với những mẹ đã từng sẩy thai, sinh non phải cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi quan hệ tình dục.

Vợ chồng cần tránh quan hệ ở tuần thứ 8-9 của cuối thai kì, vì lúc này tinh trùng của đàn ông có chất kích thích tử cung gây co thắt tử cung dễ sinh non hay dọa sinh non.

Tham khảo thuốc:

Testovim giúp bổ thận, tráng dương, giúp trí tuệ minh mẫn, chữa chứng xuất tinh sớm, liệt dương, phục hồi chức năng sinh lý. Đau lưng, tê mỏi, tóc bạc sớm.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Sử dụng thuốc chống nôn nghén trong thai kì
-2 Bệnh viêm nang lông
-3 Những hiểu lầm về việc mang bầu
-4 Bệnh viêm da cơ địa

Theo GDVN

Comments