Phòng ngừa biến chứng thai ngoài tử cung

14:53 14/04/2015

(Giúp bạn)Chửa ngoài tử cung là tình trạng trứng sau khi thụ tinh tại 1/3 ngoài của vòi trứng không chuyển được vào buồng tử cung như bình thường mà lại phát triển tại một vị trí nào đó.

Vnexpress cho biết, theo thống kê tại Mỹ, tỷ lệ chửa ngoài tử cung ở thập kỷ 80 đã tăng gấp 5 lần so với thập kỷ 70 do tình trạng quan hệ tình dục không an toàn, tình trạng nạo phá thai ngày càng gia tăng, viêm nhiễm sinh dục.

Nguyên nhân chủ yếu do viêm nhiễm vòi tử cung làm cho vòi này bị chít hẹp lại hoặc do khối u ở trong hay ngoài vòi tử cung chèn ép làm cho lòng vòi hẹp lại. Lại có khi do nhu động của vòi tử cung thay đổi khiến trứng đã thụ tinh bị dừng lại trên đường di chuyển vào buồng tử cung hoặc có khi lại di chuyển ngược ra phía ổ bụng. Cũng có khi do vòi tử cung quá nhỏ hẹp ở người có bộ phận sinh dục không bình thường…

-1

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng (thường gặp nhất), hoặc bám phía trên buồng trứng, thậm chí nằm trong ổ bụng hay nằm tại cổ tử cung. Thai ngoài tử cung ở vị trí ngay chỗ nối giữa vòi trứng và tử cung (gọi là thai đoạn kẽ, thai sừng hay thai góc tử cung) là nguy hiểm nhất vì khó chẩn đoán được sớm, gây mất máu nhiều và nhanh khi thai vỡ, ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai sau này.

Phòng ngừa thai ngoài tử cung

- Giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt tốt, nhất là trong giai đoạn sau sinh và cho con bú.

- Sử dụng các biện pháp phòng tránh thai hiện nay.

- Hạn chế nạo phá thai.

- Nên đi khám thai sớm:

+ Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có thai (thử que nước tiểu hoặc có các dấu hiệu ốm nghén).

+ Khi bị đau bụng hay ra máu bất thường vào giai đoạn sớm của thai kì

+ Nếu có thai ở những người đã từng bị thai ngoài tử cung hay có tình trạng viêm nhiễm sinh dục trước đó.

- Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, người phụ nữ nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán rõ ràng và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng, duy trì khả năng có thai lại bình thường.

- Khi có viêm nhiễm sinh dục, nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.

- Cuối cùng, người phụ nữ mang thai khi đi khám bệnh dù bất kì bệnh lý gì cũng nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế về tình trạng có thai của mình, tránh việc chẩn đoán nhầm và dùng thuốc không thích hợp.

Biến chứng thai ngoài tử cung

Theo Sức khỏe & đời sống, sau khi đã bị chửa ngoài tử cung, vẫn có thể có thai bình thường đến đủ tháng; cả khi đã cắt bỏ một bên vòi trứng hay vòi trứng một bên đã bị tổn thương thì trứng vẫn có thể được thụ tinh ở vòi trứng bên kia sau đó di chuyển vào tử cung.

Nếu cả 2 vòi trứng đều bị tổn thương hay cắt bỏ thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là một lựa chọn - lấy trứng đã trưởng thành cho thụ tinh trong ống nghiệm và sau đó cấy vào tử cung.

Khi bị chửa ngoài tử cung thì đó là tình trạng cần được chăm sóc đặc biệt. Việc điều trị có nguy cơ phải cắt bỏ cơ quan sinh sản (vòi trứng, buồng trúng...) hay mất khả năng sinh sản nhưng không điều trị thì còn nguy hiểm hơn nữa vì vòi trứng vỡ có thể gây chảy máu và đe dọa tính mạng người bệnh.

Trường hợp chảy máu nặng do vỡ vòi trứng, cần mổ khẩn cấp (mở bụng) để lấy đi vòi trứng đã tổn thương nặng hay khâu phục hồi. Có khi phải kết hợp truyền máu để chống truỵ tim mạch.

Tham khảo thuốc:

Ginsenglingzhi- Linh Chi Sâm: Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu.

T.M

Nên đọc
-2 Tử cung nhi hóa trong độ tuổi sinh đẻ
-3 Bài thuốc chữa viêm cổ tử cung
-4 Ăn những gì để ngừa ung thư tử cung?
-5 Dấu hiệu bạn có thể đã bị ung thư cổ tử cung

Theo GDVN

Comments