Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?
(Giúp bạn)Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng.
Trẻ em bị tiêu chảy thường dẫn đến bị suy dinh dưỡng
Theo Sức khỏe cộng đồng, trẻ bị tiêu chảy nếu nặng có thể tử vong, do cơ thể mât nước và điện giải, Vậy nên cần phải khắc phục tình trạng cần phải cho trẻ ăn ống đầy đủ và hợp lý.
Biện pháp điều trị nhanh nhất đó là bù nước và điện giải cho trẻ, bạn có thể bổ sung cho trẻ bằng cách tăng cường cho trẻ uốn oresol, nước đun sôi để nguội, hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm…
Nếu tình trạng trẻ mất nước nhiều cần đưa ngay tới cơ sở tế để có biện pháp điều trị hợp lý, nhất thiết phải bù nước cho trẻ trong đó trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml. Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml. Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu.
Súp cà rốt
Lấy 500g cà rốt, muối ăn một thìa cà phê gạt ngang, 8 thìa cà phê đường. Cà rốt nấu nhừ chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhừ, cho một nhúm muối đun sôi lại, cho trẻ uống dần. Đối với trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú, chia nhỏ bữa ăn, và cho ăn thúc ăn giàu dinh dưỡng như thịt cá, trứng, sữa…
(Ảnh minh họa)
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.
Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ… để tăng lượng kali. Không nên cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt đóng chai và nước có gas vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt. Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng.
Đun nước gạo
Lấy một nắm gạo, một chút muối cho thêm nước và đun nhừ vắt lấy nước cho trẻ uống, Bên cạnh đó bạn có thể áp dụng theo dân gian đó là sử dụng các loại nước có vị chát như chuối, hồng xiêm, ép lấy nước cho thêm chút muối cho trẻ uống dần.
Trẻ tiêu chảy kiêng ăn tỏi và những món ăn có tỏi?
Khám phá cho biết, tỏi có chứa allicin và tỏi enzyme, có thể tạo ra allicin trong dạ dày, có khả năng diệt khuẩn mạnh, ngoài ra tỏi có thể đóng một vai trò quan trong ức chế những vi khuẩn đường ruột có hại. Nhưng sau khi trẻ bị tiêu chảy và viêm ruột, nhiều bà mẹ lại được khuyên nên kiêng cho bé ăn tỏi. Điều này là chính xác
Thực tế, nguyên nhân của tiêu chảy là do cơ thể bị cảm lạnh hay ăn phải thực phẩm ôi thiu, gây phù nề mô đường ruột, tuyến ruột hypersecretion, rất nhiều chất dịch cơ thể vào ruột của các kết quả. Tại thời điểm này ruột đã bão hòa, nếu trẻ ăn tỏi và các loại thực phẩm nhiều gia vị khác, mẹ có thể làm tăng kích thích thành ruột, thúc đẩy hơn nữa tình trạng tắc nghẽn mạch máu đường ruột và phù nề, do đó làm tăng tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy cấp không nên ăn tỏi, đặc biệt là tỏi nguyên miếng. Tại thời điểm này trẻ ăn các món ăn mặn hoặc cháo, nước trái cây, nước lọc...sẽ phù hợp hơn.
Trẻ tiêu chảy có nên ăn nhiều rau?
Trẻ bị tiêu chảy mà ăn những thức ăn có dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa và khiến tình trạng tiêu chảy tồi tệ hơn, vì vậy các bà mẹ tìm cách để con ăn rau xanh, nghĩ rằng làm vậy là đúng. Trong thực tế, điều này không chỉ gây bất lợi cho bệnh tiêu chảy, mà còn có hại.
Nhiều loại rau tươi như bắp cải, tỏi tây, rau bina, cải bắp đều chứa nitrite hoặc nitrate, nói chung các loại rau này không có ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, khi trẻ đang rối loạn chức năng tiêu hóa hoặc tiêu chảy, hoặc nồng độ axit dạ dày là quá thấp, các vi khuẩn đường ruột cũng giảm theo.
Ăn nhiều rau vào thời điểm này, ngay cả khi các loại rau rất tươi, cũng có thể gây ngộ độc, thiếu oxy cho cơ thể. Vì vậy khi con bị tiêu chảy, mẹ tốt nhất nên giảm một chút lượng rau trong khẩu phần ăn của bé.
Phòng bệnh
Bên cạnh đó bạn có thể phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn với chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm tươi ngon, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã lót cho trẻ, và khi trẻ chơi đồ chơi.
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy. Đặc biệt cha mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng nhất là tiêm phòng sởi vì khi trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.
Tham khảo thuốc: Oresol hương cam Bột uống oresol sau khi pha sẽ được dung dịch có tác dụng bù nước và điện giải hương vị cam với các tính chất: - Áp suất thẩm thấu gần bằng như trong huyết tương. - Nồng độ glucose đạt 20-30g/lít (cao hơn có thể gây tiêu chảy, thấp hơn sẽ làm suy giảm hấp thu). |
Tú Liên
Theo GDVN