Viêm tắc tia sữa và cách chữa trị

14:41 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm tắc tia sữa ở các bà mẹ vì thiếu kinh nghiệm cho con bú và chăm sóc bầu sữa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe gây ra biến chứng nguy hiểm.

Một số nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa

- Theo Sức khỏe và Đời sống, một trong những nguyên nhân gây viêm tắc tia sữa là không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh.

- Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

- Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông.

- Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung.

- Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú.

- Cơ thể sau sinh chính khí suy.

- Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

Biến chứng

Dễ dẫn đến áp xe

Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng, tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được. Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu bị tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp người mẹ có thể bị viêm tuyến vú , áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa.

Các giai đoạn viêm tuyến vú

Giai đoạn nhũ thống - sữa ứ trệ

Triệu chứng: vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, sắc da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngực tức. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng.

Giai đoạn ung - làm mủ

Triệu chứng: bầu vú sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng, sốt cao, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.

Giai đoạn vỡ mủ

Triệu chứng: do mủ tự vỡ hoặc chích rạch tháo mủ, thân nhiệt hạ, sưng đau giảm. Nếu mủ đã vỡ mà vẫn không giảm sưng đau, thân nhiệt cao, chứng tỏ nhiệt độc còn thịnh, làm mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành truyền nang nhũ ung.

Phòng ngừa tắc tia sữa

Theo Màn ảnh Sân khấu, để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng thì chị em cần phải vê kéo dần ra ngoài hằng ngày nhất là từ khi mang thai ở tháng thứ 5.

Tiếp đến, cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10 – 15 phút là đủ, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Mỗi lần cho bú phải bú hết sạch bên này rồi mới đổi sang bên kia, nếu bú không hết thì vắt ra ngoài.

Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Nếu khi vắt sữa thấy một tia nào tắc hoặc chảy không thành tia thì phải xoa vú cho mềm, sau đó vắt mạnh để thông sữa khi cho bú, hoặc là phải dùng máy vắt sữa thường xuyên như vậy sẽ tránh được tắc tia sữa.

Nên uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng sữa và các chất xơ từ rau quả, hạn chế ăn chất béo bão hòa.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

B9 được coi là có tác dụng chống xơ vữa động mạch giống như B6 và B12 thông qua giảm nồng độ homocysteine - chất gây tổn thương thành mạch - trong máu.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Thực phẩm các bà mẹ không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi
-2 Một số bệnh thường gặp khi mang thai
-3 Cách xử lý trẻ chảy máu cam và cách phòng ngừa
-4 Nguyên tắc cho trẻ uống nước hoa quả mẹ cần biết

Theo GDVN

Comments