Người thông minh sẽ làm gì để xử lý tình huống trong công việc?

Biện Như Thinh 22:18 03/03/2017

(Giúp bạn) - Trong công việc có nhiều tình huống diễn ra bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải xử lý chúng thật tốt. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách người thông minh xử lý tình huống.

Người thông minh sẽ tự đặt ra giới hạn để xử lý tình huống:

 Người thông minh sẽ tự đặt ra giới hạn để xử lý tình huống

Khác với những người tiêu cực đắm chìm trong rắc rối của chính mình và thất bại trong việc tập trung vào giải pháp, người thông minh thường xử lý tình huống xảy ra bằng cách tự đặt ra giới hạn và tạo khoảng cách với họ khi cần thiết. Hãy nghĩ theo hướng thế này: Nếu một người phàn nàn muốn bạn cùng ngồi đó cả buổi chiều trong khi họ đang hút thuốc thì chẳng phải bạn vừa phải chịu căng thẳng, vừa phải hít làn khói độc hại đó sao? Hãy tự tạo khoảng cách với những điều xấu và cả với người thích phàn nàn kia.

Một cách tuyệt vời để thiết lập giới hạn là trực tiếp hỏi thẳng người kia về cách mà họ định giải quyết vấn đề. Thông thường, những người này sẽ yên lặng nhìn xuống hoặc tảng lờ, chuyển cuộc trò chuyện theo hướng tích cực hơn.

Không để cảm xúc chen vào là nguyên tắc của người thông minh khi xử lý tình huống:

Trong cuộc sống, bạn thường phải đối mặt với rất nhiều loại người: người ích kỷ, người khó tính, người xấu tính,... khiến bạn phát điên lên vì lối cư xử quá sức vô lý. Nhưng nếu là người thông minh họ sẽ tự hỏi tại sao lại cho phép bản thân đáp lại họ một cách tình cảm và sau đó bị mắc kẹt trong mớ bòng bong không phải của mình?

Hãy từ bỏ mong muốn đánh bại họ trong trò chơi mà họ đang làm chủ. Tránh xa những người đó về mặt tình cảm, chỉ nên tiếp xúc với họ một cách thận trọng như thể họ là một dự án khoa học. Nhớ rằng bạn không nên giải quyết rắc rối bằng cảm xúc mà phải tập trung vào sự việc.

Người thông minh thường đặt ra ranh giới trong công việc:

 Người thông minh thường đặt ra ranh giới trong công việc

Việc tự đặt ranh giới trang bị cho bạn cách nghĩ hợp lý về những thứ nên và không nên khi ở cùng những người khác, đặc biệt với những người bạn cần dè chừng. Ví dụ, ngay cả khi bạn buộc phải hợp tác chặt chẽ với một thành viên trong dự án thì điều đó không có nghĩa cả hai phải trở nên thân thiết với nhau về mọi mặt.

Bạn cần chủ động và có ý thức trong việc tự đặt ranh giới. Nếu bạn để mặc mọi thứ diễn ra một cách tự nhiên, bạn sẽ buộc phải cuốn vào rắc rối từ trên trời rơi xuống. Nhưng nếu bạn tự đặt ra giới hạn, quyết định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc, bạn có thể kiểm soát sự lộn xộn mà đối phương gây ra.

Tập trung vào giải pháp thay vì vấn đề để xử lý tình huống:

Tại sao bạn cứ quẩn quanh với rắc rối để thêm căng thẳng và nảy sinh tâm lý tiêu cực? Hãy tập trung vào những hành động giúp bản thân và hoàn cảnh trở nên tốt hơn, bạn sẽ có tâm lý tích cực và bớt căng thẳng.

Việc những người xấu tính gây khó dễ hoặc cư xử vô lý với bạn là cách giúp họ cảm nhận quyền lực và sử dụng chúng lên bạn. Đừng nghĩ cách trả đũa những người như vậy. Thay vào đó, tập trung vào việc bạn sẽ đối phó với họ/rắc rối đó như thế nào. Điều này giúp bạn kiểm soát lại mọi việc đồng thời giúp bạn giảm sự căng thẳng mà bạn từng gặp phải trong những lần giáp mặt với họ trước kia.

Xử lý tình huống trong công việc bằng cách nhờ người khác giúp đỡ:

 Xử lý tình huống trong công việc bằng cách nhờ người khác giúp đỡ

Cố gắng tự mình giải quyết mọi thứ là cách làm nghe có hấp dẫn nhưng lại hoàn toàn không hiệu quả. Để đối phó với những người xấu tính,, bạn cần nhận ra những điểm yếu trong cách tiếp cận của bạn với họ. Để làm được điều này, bạn cần sự hỗ trợ của những người xung quanh có năng lực quan sát và phân tích tình huống.

Xung quanh bạn đều có người luôn cổ vũ, sẵn sàng giúp đỡ bạn lúc khó khăn. Đó có thể là đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân,... Hãy tìm đến những người này và lắng nghe những nhận định, nhận sự giúp đỡ khi bạn cần chúng.

Hi vọng với những kiến thức trong bài viết trên đây có thể tạo nên những kỹ năng cần thiết để giúp bạn làm giàu trong tương lai bắt đầu bằng việc xử lý tình huống hiện tại.

Comments