Ăn trái cây sai cách cần loại bỏ ngay
(Giúp bạn) - Trái cây là món ăn phổ biến với mọi nhà, nhưng ít ai biết rằng có những thói quen khi sử dụng thực phẩm này đang gây hại khôn lường tới sức khỏe cả gia đình bạn.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn trái cây mà bất cứ người nào cũng cần biết để không gây hại cho cơ thể, mọi người hãy lưu ý ngay nhé!
1. Ăn trái cây đã chín muồi
Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi (nhưng chưa chín rục), nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng… Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần chất dinh dưỡng có thể thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Trái cây ủng thối, vị đắng… không nên dùng. Người đái tháo đường chỉ nên ăn chuối còn hơi sống, xoài còn hơi xanh… để hạn chế tăng đường huyết.
2. Gọt vỏ, cắt miếng sẵn để vào tủ lạnh ăn dần
Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ. Vì vậy, cần lựa chọn trái cây tươi và nên ăn sớm, gọt vỏ, cắt miếng xong ăn ngay. Gọt vỏ, cắt miếng trái cây để lâu sẽ làm cho quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn trái cây nhanh và dễ dàng hơn.
3. Khi cảm lạnh không ăn dưa hấu
Khi cơ thể đang bị nhiễm lạnh, dù là cảm lạnh hay nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên ăn dưa hấu. Nếu không thực phẩm tính hàn sẽ làm nặng thêm các triệu chứng nhiễm lạnh. Khi lạnh tăng sẽ làm cơ thể sốt cao, khát nước, đau họng, nước tiểu đậm màu…
4. Không ăn dứa khi đói
Dứa là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong mùa hè vì nó có vị ngon, ngọt và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, báo Chất lượng Việt Nam cho hay, khi ăn quá nhiều dứa trong vòng một ngày, đặc biệt là lúc đói, các axit hữu cơ và một số enzym sẽ làm tiêu protein, tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, gây nôn nao, khó chịu, thậm chí gây viêm loét niêm mạc dạ dày, còn có thể dẫn đến dị ứng dứa.
Bên cạnh đó, không nên ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Vì trong trạng thái này, dứa vô cùng độc hại với con người và có thể dẫn đến tiêu chảy nặng và nôn mửa.
5. Không uống nước dừa khi đang đói, mệt và sốt
Ngoài ra, không nên uống nước dừa khi đang đói, mệt, sốt, ớn lạnh. Những người thuộc chứng âm hư (da xanh tái, tay chân lạnh, ăn ít, dễ bị tiêu chảy, người nặng nề, tay chân bải hoải…). Người bị chứng ho suyễn, vừa mới đi ngoài trời nắng, không nên uống nước dừa.
6. Không ăn cà chua chưa chín
Cà chua có rất giàu chất dinh dưỡng, nhưng không phải cứ ăn cà chua là sẽ bổ sung dinh dưỡng vào người. Khi ăn cà chua, bạn tuyệt đối không ăn khi chưa chín.
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn.
Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
7. Không ăn quýt trước bữa cơm và khi đói
Trên thực tế quýt có rất nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một lần và không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày.