Bé 1-2 tuổi cần chế độ dinh dưỡng như thế nào?

15:17 14/04/2015

(Giúp bạn)Dinh dưỡng của bé 1-2 tuổi gồm 3 bữa ăn chính, xen kẽ 3-4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui.

Sự phát triển của trẻ sau một tuổi

Chia sẻ trên VnExpress, bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Chuyên khoa 1 - Nhi Khoa, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết sự phát triển của trẻ sau 1 tuổi như sau:

-1

Lưu ý: bé trai thường nặng hơn bé gái một chút

+ Về vận động:

- Bé 10 -14 tháng: đứng chựng, đi chập chững.

- Bé 18 tháng: có thể chạy, vịn tay lên cầu thang.

- Bé 24 tháng bắt đầu thích nhảy, đi cầu thang một mình, biết cầm nắm đồ vật, lục lọi ngăn tủ.

+ Về tâm sinh lý

- Bé 8 tháng: có thể nhận biết người quen và người lạ.

- Bé 12 -18 tháng: bập bẹ những tiếng đầu tiên “Ba”,”Mẹ”...

- Bé từ 18 tháng: bé có thể nói câu ngắn, đơn giản, có khả năng hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của người lớn.

Lưu ý quan trọng

Cột mốc 18 tháng đánh dấu sự phát triển ngôn ngữ, vận động. Bé 18 tháng chưa biết nói hoặc chưa biết đi cần đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được khám và tư vấn thêm.

Chế độ dinh dưỡng của bé 1-2 tuổi

Gồm 3 bữa ăn chính, xen kẽ 3-4 cữ bú mẹ. Ngoài cháo và bột, có thể tập các thức ăn mềm như bún, phở, mì, nui. Trong mỗi chén cháo của bé cần có 4 nhóm thực phẩm sau:

- 2-3 muỗng canh chất đạm băm nhuyễn (thịt, cá, tôm, cua, trứng… Nếu mẹ nấu cháo nước xương, hãy cho bé ăn cả phần thịt vì chứa nhiều chất đạm).

- 2 muỗng rau lá hoặc củ băm nhuyễn (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt..)

- 1-2 muỗng dầu ăn

- Thêm bột hoặc cháo cho đầy chén

- Sữa mẹ, sữa tươi và các chế phẩm sữa như phô mai quan trọng cho sự phát triển đầu đời của bé.

Những lưu ý quan trọng

Cơ thể bé hàng ngày cần nhiều chất dinh dưỡng. Việc cho bé ăn đa dạng các nhóm thực phẩm, đổi mới thường xuyên là rất cần thiết.

Mẹ có thể bổ sung các món ăn phụ như sữa chua, phô mai, bánh, kem, chuối, đu đủ, nho...

Trước bữa ăn chính 1,5 - 2 giờ, mẹ không nên cho bé ăn vặt để tránh “ngang dạ”, làm bữa chính mất ngon.

Trong bữa ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái.

Nếu trẻ ăn bột, cháo ít, hãy bổ sung thêm dinh dưỡng bằng các món ăn nhẹ khác hoặc uống thêm sữa, thay vì ép ăn hết cháo.

Theo Báo điện tử Sức khỏe cộng đồng, trẻ từ 1 tuổi thường rất phụ thuộc vaò nguồn dinh dưỡng từ bên ngoài. Cả bữa ăn trong thời gian này vô cùng quan trọng và quyết định đến sự phát triển của trẻ nhỏ về sau.

Cách chế biến thức ăn

Trẻ ở giai đoạn này bạn nên chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm thực phẩm và cho gia vị vừa ăn để đảm bảo bé ăn vừa miệng. Trẻ thường thích ăn nhạt và không thích ăn với nhiều loại gia vị khác nhau. Tất cả nên được cắt lát nhỏ và nấu nhuyễn để dạ dày và hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng, cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất.

Ăn đặc

Khi thức ăn nấu loãng, phần năng lượng cung cấp sẽ thấp hơn  và điều đó cũng đồng nghĩa với việc thực phẩm nấu đặc sẽ đem lại dinh dưỡng nhiều và tốt hơn cho cơ thể. Tuy nhiên, để bé nhìn không bị ghê thì bạn cũng không nên nấu quá đặc.

-2

Cho lượng dầu mỡ vừa phải

Dầu mỡ cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể gấp đôi cho cơ thể. Vậy nên, nhiều bà mẹ thường cho bé ăn nhiều đồ dầu mỡ. Điều này rất nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ.

Nếu không cân xứng được nguồn dưỡng chất trong cơ thể, bé sẽ mắc nguy cơ béo phì, hoặc suy dinh dưỡng. Do vậy, tốt hơn hết bạn nên cho bé ăn vừa phải lượng dầu mỡ kết hợp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Tăng số bữa ăn

Bạn nên cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa/ ngày thay vì ăn ba bữa như thường lệ. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, bé thường có nhu cầu để tăng trọng lượng, chiều cao cơ thể nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng khá tốt.

Tích cực bổ sung thức ăn nuôi dưỡng hệ miễn dịch

Bạn được khuyến khích bổ sung các bữa ăn đa dạng mỗi ngày để cung cấp dưỡng chất đều cho cơ thể bé mỗi ngày. Việc này rất tốt cho sự phát triển của trẻ về thể chất và cả trí tuệ.

Chăm sóc bé 1-2 tuổi

Khi bé đã có khả năng đi đứng, cầm nắm, trở nên hiếu động hơn thì có những nguy cơ mà mẹ cần lưu ý:

- Nguy cơ mắc bệnh: Do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, khi vào nhà trẻ, tiếp xúc môi trường mới, bé dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, sốt, viêm đường miệng và hô hấp; nhiễm trùng tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ…

Do vậy, mẹ nhớ cho bé đi chích ngừa đúng theo lịch hẹn bác sĩ, tắm nước ấm ngày một lần, vệ sinh tay chân bằng khăn ướt sạch, vệ sinh đồ chơi cho bé.

- Nguy cơ chấn thương: Cẩn trọng nguy cơ té ngã do chạy nhảy. Bé có thể đụng táp lô điện; nước nóng, bỏ vật lạ vào miệng,... Mẹ nên dõi sát bé, dự phòng trước và xử lý tốt khi tình huống xấu xảy ra.

- Nguy cơ suy dinh dưỡng:  Bé tuổi này hay mắc bệnh nên dễ bỏ ăn, kén ăn. Đa số trẻ 1-2 tuổi bị suy dinh dưỡng do ăn cơm trước khi mọc đủ răng hàm để nhai cơm. Nếu mẹ cắt cử sữa bú đêm lúc này, trẻ cũng có thể bị thiếu dinh dưỡng.

- Nguy cơ béo phì: Nếu bé dễ ăn, biết tự đi kiếm đồ ăn và chủ động yêu cầu mẹ cho ăn thêm.

Để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên cạnh bé quan sát, trò chuyện và vui chơi cùng. Đây là giai đoạn bé sẽ học từ giọng nói và khẩu hình miệng, cử chỉ của người lớn. Tạo một môi trường an toàn để bé tự do vận động, theo sát bé thay vì bồng bế thường xuyên. Việc chăm sóc nuôi dạy trẻ lúc này là cả một nghệ thuật.

Thực đơn mẫu

+ Cho trẻ 12 - 24 tháng tuổi:

- 7h: Một chén nui sao nấu thịt heo nạc băm xào dầu ăn, cà rốt xắt nhỏ.

- 9h: Sữa 200ml (sữa bột pha hoặc sữa nước, sữa tươi)

- 12h: Một chén cháo thịt bò, rau đay, dầu mè trắng.

- 15h: Một miếng phô mai, vài muỗng đu đủ chín

- 18h: Một chén cháo cá ba sa, su su, dầu đậu nành

- 21h: 200ml sữa.

- Đêm: 200ml sữa.

+ Cho trẻ 25 - 30 tháng tuổi:

- 7h: Một tô bún cá lóc với giá. Một ly nhỏ sinh tố bơ- 9h30: Sữa 180ml, một miếng thanh long

- 11h30: nửa chén cơm, 30gram thịt heo kho nấm rơm, canh rau lang thịt bò.

- 14h30: Một miếng phomai với bánh sandwich, chuối

- 17h30: Một chén cháo tôm tươi, rau mồng tơi, dầu oliu.

- 20h - 21h:  2 lần sữa 200ml

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
-4 Những món ăn dặm với mía dinh dưỡng cho bé
-5 Trẻ mất cân bằng dinh dưỡng: Do đâu?
-6 Cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại nhà


Theo GDVN

Comments