Cách giúp bạn chữa bỏng nhẹ từ nguyên liệu thiên nhiên
(Giúp bạn) - Vết bỏng nhẹ có thể do bất kỳ sơ suất nào. Tuy nhiên việc chữa bỏng nhẹ cũng không quá khó khăn. Các vết bỏng sẽ tự lành và không cần tới sự can thiệp của y tế. Dưới đây là cách giúp bạn chữa vết bỏng nhẹ từ nguyên liệu thiên nhiên nhé!
1. Làm mát vết bỏng bằng nước lạnh
Khi bị bỏng, dù là bỏng nặng hay nhẹ thì đều cần sơ cứu vết bỏng bằng nước lạnh. Việc này giúp hạ nhiệt vết thương và giúp vết bỏng không bị sâu.
Hãy ngâm vết bỏng vào nước lạnh từ 15 – 20 phút. Không nên ngâm lâu hơn vì sẽ làm tổn thương lớp biểu bì bên ngoài.
Trong trường hợp khẩn cấp có thể ngâm vết bỏng bằng nước bẩn, nhưng sau đó phải rửa lại bằng nước sạch ngay.
2. Lòng trắng trứng
Đây có lẽ là cách được nhiều người áp dụng. Khi bị bỏng, ngay lập tức xả nước lạnh vào vết bỏng cho dịu bớt cảm giác đau, rát.
Sau đó, lòng trắng trứng gà (trứng vịt) quết lên vết bỏng, theo hướng từ ngoài vào trong. Khi lòng trắng trứng khô lại tiếp tục quết thêm 1 lớp nữa. Làm liên tục trong 1 đến 2 giờ. Khoảng 3, 4 tiếng lặp lại 1 lần.
Đến ngày tiếp theo khi thấy vết bỏng đã bớt đau, không còn phồng rộp chỉ cần lấy nước sạch đổ nhẹ nhàng lên vết bỏng để lòng trắng trứng mềm và trôi đi.
3. Mật ong
Thấm mật ong vào miếng băng gạc rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bỏng. Một ngày thay khoảng 3 - 4 lần.
4. Hoa mười giờ
Lập tức ngắt một nắm cây, lá, hoa, đem rửa sạch rồi vò nát cho chảy nước và đắp vào vết bỏng. Khoảng 10 - 15 phút thay một lần, đắp đến khi hết rát.
Dùng hoa mười giờ đắp lên vết bỏng sẽ không bị phồng, nhanh lên da non và mau khỏi.
5. Nha đam
Sau khi rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh, lấy lá nha đam cắt lát (lấy phần có nhiều dịch nhờn) đắp lên vết bỏng có tác dụng giảm đau se mặt và giúp vết thương mau lanh, đây là một cách chữa trị bỏng nhẹ rất hiệu quả.
6.Túi lọc trà
Các loại túi lọc trà ( trà xanh, trà đen..) có thành phần tanin có thể sử dụng như một cách chữa trị bỏng nhẹ.
Do tinh chất tanin giúp làm mát, giảm bớt sự đau rát và sức nóng của vết bỏng. Sau khi làm mát và rửa sạch vết thương, dùng túi trà chà nhẹ lên vết bỏng.
Trong một số trường hợp có thể đắp túi trà lên vết bỏng sau đó dùng băng gạc băng bó cố định lại.
7. Khoai tây
Khoai tây có tác dụng làm giảm đau rát và làm dịu vết thương. Ngoài ra với vết bỏng có thể giảm khả năng bị phồng rộp vết bỏng.
Cách dùng: sau khi làm mát vết bỏng bằng nước mát chỉ cần cắt một lát khoai tây, chà nhẹ lên vết bỏng để nước khoai tây ngấm đều lên vết thương.
Khi dùng khoai tây nên dùng cáng sớm càng tốt để vết bỏng không hình thành vết phồng rộp.