Cách điều trị bệnh ban đỏ
(Giúp bạn)Bệnh ban đỏ là bệnh do nhiễm phải nhóm khuẩn cầu chuỗi A. Vi khuẩn này tạo ra một chất độc gây ra các ban màu đỏ, do đó bệnh có tên là bệnh ban đỏ.
Các triệu chứng của bệnh ban đỏ
Theo Tuổi trẻ, nổi ban chính là dấu hiệu rõ nhất của bệnh ban đỏ. Nó thường bắt đầu bằng những đốm nhỏ như vết cháy nắng, sưng và có thể ngứa. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở cổ và lưng và thường không ảnh hưởng đến các vùng quanh miệng.
Nó lây lan từ ngực và lưng, sau đó lây ra các phần còn lại của cơ thể. Ở các chỗ gập lại của cơ thể, đặc biệt ở nách, khuỷu tay, ban tạo thành các vết đỏ cố định. Ở các phần khác, ban thường đổi thành màu trắng khi bạn ấn vào chúng. Ban sẽ nhạt đi vào ngày thứ sáu sau khi nhiễm bệnh.
Ngoài nổi ban, các triệu chứng khác thường gặp cũng giúp nhận ra bệnh ban đỏ, bao gồm họng đau và đỏ, sốt trên 101 độ Fahrenheit (38,30C), sưng các tuyến ở cổ. Amiđan và phía sau họng có thể bị phủ một lớp trắng, hoặc đỏ, sưng và có nhiều chấm hơi trắng hoặc có mủ hơi vàng. Trẻ bị ban đỏ cũng có thể bị ớn lạnh, đau nhức toàn thân, nôn mửa và kén ăn.
Khi bệnh ban đỏ xuất hiện do viêm họng, triệu chứng sốt ngưng trong 3-5 ngày, và đau họng cũng sớm hết sau đó. Ban đỏ thường giảm đi sau 6 ngày bắt đầu các triệu chứng, nhưng da bị phủ ban có thể bong ra.
Quá trình bong da này có thể kéo dài 10 ngày. Nếu điều trị bằng kháng sinh, bệnh này thường khỏi trong vòng 1 tuần, nhưng có thể phải mất vài tuần sau amiđan và các tuyến bị sưng mới trở lại bình thường.
Ở một số trường hợp (ít gặp), ban đỏ có thể phát triển thành bệnh chốc lở gây nhiễm trùng da, cũng do khuẩn cầu chuỗi gây ra. Ở những trường hợp này, trẻ có thể không bị đau họng.
(Ảnh minh họa)
Điều trị bệnh ban đỏ
Nếu trẻ được xác định mắc bệnh ban đỏ, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng kháng sinh trong khoảng 10 ngày. Họ cũng có thể kê toa cho trẻ các loại thuốc để điều trị ban ở da
Theo Phụ nữ Online, để điều trị, theo các chuyên gia, ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giảm sốt và viêm cổ họng, trẻ cũng cần tới vài phương pháp hỗ trợ khác để sớm bình phục.
Các phương pháp hỗ trợ bình phục sau mắc bệnh ban đỏ
Uống nhiều nước
Trẻ bị bệnh ban đỏ cần phải được cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất là từ 8-10 ly nước/ngày. Việc cung cấp đủ nước sẽ giúp giữ ẩm cho cổ họng và ngừa tình trạng cơ thể bị mất nước. Ngoài ra, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, trẻ cần được bổ sung thêm các loại nước trái cây như nước ép vải, táo và dưa hấu mỗi ngày.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm là phương pháp hiệu quả trong việc khắc phục triệu chứng đau cổ họng do liên cầu khuẩn gây ra. Để tăng hiệu quả, người bệnh nên thường xuyên thực hiện phương pháp này từ 1-2 lần/ngày, trong suốt thời gian từ 1-2 tuần ủ bệnh.
Giữ ẩm, mát không khí
Việc giữ ẩm và làm mát không khí sẽ rất có ích cho trẻ khi bị bệnh ban đỏ. Vì tình trạng không khí khô sẽ khiến chứng đau cổ họng thêm trầm trọng. Ngoài ra, việc giữ ẩm và làm mát không khí còn giúp trẻ mau bình phục.
Ăn các món ăn lỏng
Trẻ bị bệnh ban đỏ nên tiêu thụ các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nhằm giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Các món ăn như xúp, cháo, ya-ua... có thể giúp trẻ giảm chứng đau cổ họng trong thời gian ủ bệnh.
Rửa tay
Để ngừa lây nhiễm bệnh ban đỏ, trẻ cần được khuyến khích thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, thực hiện việc rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng do liên cầu khuẩn gây ra.
Massage
Một trong những phương pháp hữu hiệu làm dịu các mảng ban đỏ và giúp trẻ mau bình phục là massage cho trẻ. Để mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh, bạn nên sử dụng dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa xoa lên người trẻ trong lúc massage.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN