Những điều các mẹ cần biết về chứng biếng ăn của con

15:16 14/04/2015

(Giúp bạn)Dù biết biếng ăn chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng nỗi lo bé bị thiếu chất, không tăng cân cũng là nguyên nhân khiến các mẹ căng thẳng.

Nên làm gì khi con biếng ăn?

Chia sẻ trên Vnexpress, Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Trưởng bộ môn Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM và bác sĩ Thái Thanh Thủy, Trưởng khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, từ sau 1 tuổi, trẻ sẽ có xu hướng thích khám phá thế giới bên ngoài và thường trở nên lười ăn.

Nhiều bà mẹ phải trổ đủ “ngón nghề” từ dụ dỗ, đến thúc ép, dọa dẫm, bày nhiều trò để bé chịu ăn, song tình hình cũng không được cải thiện. Dù biết biếng ăn chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng nỗi lo bé bị thiếu chất, không tăng cân cũng là nguyên nhân khiến các mẹ căng thẳng.

Việc nhồi nhét đủ lượng trong bữa ăn hàng ngày hoặc chỉ cho bé ăn một số món (giàu đường bột) giúp bé tăng cân trong thời gian ngắn, nhưng không bảo đảm việc có đủ dưỡng chất thiết yếu cho tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Khoa học dinh dưỡng đã chứng thực quá trình biến đổi năng lượng từ thực phẩm vào cơ thể của bé rất cần sự hỗ trợ của các vitamin và khoáng chất thiết yếu để năng lượng được chuyển hóa tốt, phục vụ cho các hoạt động của cơ thể.

-1

Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ khiến năng lượng đó trở nên lãng phí, tích thành mỡ, khiến bé có thể bị béo phì về sau. Mặt khác, về tâm lý khi bị ép ăn thường xuyên, trẻ sẽ càng chán ghét thức ăn.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định: biếng ăn thực ra không quá đáng lo ngại, vì đó chỉ là một biểu hiện tâm lý phổ biến trong giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt khi bé bắt đầu tập đi. Do đó, mẹ nên có cách nhìn mới, tích cực hơn về vấn đề biếng ăn của con và chuyển sang chăm bé biếng ăn đúng cách bằng việc tập cho con ăn vui và khoa học.

Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý đảm bảo cho bữa ăn của bé có đầy đủ và cân bằng tỷ lệ các chất thiết yếu: đạm - đường - béo cũng như các loại vitamin và khoáng chất để bé phát triển khỏe mạnh thực sự chứ không chỉ đơn thuần là tăng cân

Theo đó, mẹ có thể khơi gợi niềm yêu thích ăn uống cho con bằng việc biến mỗi bữa ăn thành hành trình khám phá thế giới thực phẩm thú vị, cho bé chạm, ngửi, nếm thử thức ăn, đồng thời đặt ra những câu hỏi, câu chuyện hấp dẫn về các món ăn.

Phụ huynh nên kể cho bé nghe món rau này đã được bác nông dân trồng ra sao, chăm bón thế nào để trở thành món ăn ngon lành bổ dưỡng cho con hôm nay. Việc trang trí thức ăn thành những hình dạng sinh động, ngộ nghĩnh cũng giúp bé thích thú hơn khi ăn.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu tập làm quen với thức ăn mới, bé sẽ vẫn có xu hướng từ chối các món lạ hoặc khó mà ăn hết chừng ấy lượng thức ăn trong mỗi bữa. Để cân bằng, mẹ nên chọn những thức ăn có cùng hàm lượng dinh dưỡng như nấm thay cho bông cải; bánh mỳ, nui thay cho cơm…

-2

Bên cạnh đó, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng nhiều vi chất, hỗ trợ chuyển hóa hiệu quả năng lượng trẻ lấy được từ thức ăn thành dạng có lợi thay vì tích trữ thành mỡ.

Mẹo trị biếng ăn cho con

Trên Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, hành động ép con ăn, nhiều khi lại phản tác dụng. Chính vì cha mẹ ép quá nên trẻ sợ ăn. Càng ép trẻ càng không ăn, thậm chí nôn trớ, khóc thét…

Một sai lầm nữa khi chăm con của các bậc cha mẹ là cho trẻ ăn mãi một món khiến trẻ chán ngán với thức ăn đó, hoặc ép trẻ ăn món ăn không hợp khẩu vị.

Để khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý:

- Không ép khi trẻ không muốn ăn. Nếu trẻ ăn ít, cha mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 3-4 bữa. Mỗi lần chỉ cần cho con ăn 1 chén nhỏ cơm, hoặc cháo, bột là được, không nên ăn quá nhiều. Có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua, váng sữa.

- Thay đổi món ăn, cách chế biến. Cha mẹ có thể thay đổi cách chế biến, không nên cho trẻ ăn mãi một món dễ nhàm chán. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm dần, ăn cơm nát, mì cắt nhỏ... xem trẻ có ăn ngon miệng hơn không. Cũng có thể cho trẻ ăn cháo, bột, chuối xay, củ xay… tốt nhất nên để trẻ tự xúc ăn, hoặc hướng dẫn trẻ tự xúc ăn.

- Nếu mẹ không có nhiều thời gian, có thể chuẩn bị thức ăn cho cả tuần nhưng không nên hấp chín, chỉ nên sơ chế (như bóc vỏ tôm, xay nhỏ thức ăn, chia nhỏ khẩu phần ăn từng bữa), sau đó để đông đá. Gần đến bữa thì rã đông bằng cách để xuống ngăn mát rã đông dần, như vậy sẽ không bị mất chất.

- Bữa ăn của trẻ tuyệt đối không nên kéo dài quá 30 phút, để trẻ tập trung vào bữa ăn.

Thuốc tham khảo: Cốm trẻ em Upkid

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Ăn dặm sớm khiến trẻ biếng ăn
-4 Khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ
-5 Bé biếng ăn, ngủ ít có thể là dấu hiệu thiếu canxi
-6 Có nên dùng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn?

Theo GDVN

Comments