Bệnh bạch biến: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Bạch biến là một loại bệnh do một số tế bào sắc tố trong da bị hư khiến làn da mất đi sắc tố melamin so đó làm da biến thành màu trắng hoặc nổi đốm trắng.

Vnexpress đưa tin, bạch biến là một trong những bệnh ngoài da có tiến triển phức tạp. Hiện nay người mắc bệnh này ngày càng nhiều (1-2% dân số). Người bệnh thường mất sắc tố ở da, lông, tóc, tạo thành nhiều đốm trắng, những đốm này loang dần theo thời gian.

Có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh, nhưng chủ yếu do cơ chế rối loạn miễn dịch, tác nhân hóa chất, một số trường hợp liên quan bởi một số bệnh khác như tiểu đường, khớp, thận, dạ dày…

-1

Nguyên nhân gây bệnh bạch biến

Theo báo Phụ nữ TP.HCM, ngoài việc rối loạn miễn dịch gây ra, bệnh còn có các yếu tố đồng tác động gồm di truyền, người trải qua cảm xúc đau buồn (người thân bị mất, bản thân mất việc…), sau đại phẫu, hoặc người có bệnh tự miễn dịch như bệnh tuyến giáp tự miễn.

Ngoài ra, bạch biến cũng xảy ra ở những người đã có u ác tính hoặc bệnh ác tính ở tế bào biểu bì tạo hắc tố. Do đó, bạn nên nói rõ cho BS biết những yếu tố bạn đang mắc phải như căng thẳng, bệnh lý, tình trạng phát ban, bạn đang sử dụng thuốc bổ sung nào; các bệnh ở da, tình trạng tóc bạc sớm; các chấn thương xảy ra trong vòng hai-ba tháng trước khi bắt đầu mất sắc tố…

Dấu hiệu bệnh bạch biến

Đầu tiên trên da xuất hiện những đốm màu trắng sữa khác biệt rõ với các vùng da khác, đốm trắng có hình dạng và kích thước không giống nhau, không có vảy, không gây ngứa, không sưng. Một thời gian ngắn đốm trắng to dần và lan rộng.

Đốm trắng xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường phát triển mạnh ở khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, chân, cánh tay, mặt và môi.

Một số giải pháp để hạn chế đốm trắng xuất hiện:

Dùng thuốc điều biến miễn dịch, kết hợp với chiếu tia cực tím UVA và UVB, chiếu laser kết hợp thuốc bôi tại chỗ. Một số trường hợp phải có chỉ định phẫu thuật ghép da, xăm sắc tố mô cấy vào da. Cần bảo vệ da khỏi tia cực tím.

Tâm lý căng thẳng khiến đốm trắng lan nhanh hơn, cần quan tâm đến việc giữ tinh thần thoải mái.

Ngoài ra, cần tăng cường thực phẩm giàu vitamin B12 có trong gan, sò, cá hồi, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt. Người mắc bệnh bạch biến thường thiếu hụt vitamin B12, dẫn đến sự gia tăng homocyteine, một hợp chất phá hủy sắc tố ở các khu vực nhất định trên cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung vitamin B12 có thể giúp đảo ngược tình thế. Bên cạnh, nên bổ sung các thực phẩm giàu axít folic như rau lá xanh (cải bó xôi, súp lơ) măng tây, đậu đen. Thực phẩm giàu vitamin C (ổi, cam, bưởi, chanh, kiwi, dâu tây, dưa đỏ, cà chua, khoai tây) và thực phẩm giàu kẽm (hàu, thịt bò, cua, tôm hùm, thịt lợn, thịt gà, các loại đậu, hạt, thực phẩm từ sữa).

Lưu ý: khi mắc bệnh, cần tránh những thực phẩm chứa chất tannin (trà, cà phê, ổi chưa chín, trái cây có vỏ mọng màu đỏ hay đen) và thực phẩm có chứa gluten cao (lúa mì, yến mạch và lúa mạch đen) vì sẽ làm bệnh nặng thêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Không nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
-3 Sử dụng thuốc chữa viêm da cơ địa
-4 Có nên dùng viên ngậm trị ho thường xuyên?
-5 Bệnh hysteria

Theo GDVN

Comments