Bệnh điếc: Phân loại và nguyên nhân gây bệnh

15:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Điếc là tình trạng một người hoặc một động vật có thính giác kém trong khi cá thể khác cùng một loài có thể nghe thấy âm thanh đó dễ dàng.

Thế nào là điếc ?

- Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường.

- Có nhiều mức độ điếc khác nhau :

- Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm.

-  Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét.

-  Điếc trung bình: Chỉ có thể nghe nói lớn khi đứng cách 1 mét.

-  Điếc nặng: chỉ có thể nghe khi được hét sát vào tai.

- Điếc sâu (rất nặng): Không nghe được cả những từ hét sát tai.

Điếc mức độ nào được coi là tàn tật ?

Người lớn: khi chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên.

Trẻ em: Khó khăn nghe khi giao tiếp bình thường.

Vì sao mức độ điếc được coi là tàn tật của trẻ em so với người lớn lại nhẹ hơn? vì trẻ em cần nghe tốt để học nói và phát triển ngôn ngữ.

-1

Phân loại bệnh điếc

Theo Sức khỏe & đời sống:

Điếc dẫn truyền:

- Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai ngoài và tai giữa, ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy tai, viêm tai giữa,

- Mức độ điếc: từ nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60-70 dB.

- Một số trường hợp có thể chỉ bị điếc tạm thời.

- Điều trị: Nhiều trường hợp tùy theo nguyên nhân, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật. Máy nghe đối với dạng điếc này rất tốt.

Điếc tiếp nhận ốc tai:

- Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện ví dụ như điếc già (lão thính), điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não, giang mai…)

- Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn.

- Thường là điếc vĩnh viễn.

- Điều trị: Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể điều trị thuốc. Giải phẫu không tác dụng. Máy nghe có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng. Cấy điện ốc tai rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và sâu.

Điếc thần kinh sau ốc tai: rất hiếm

- Nguyên nhân: dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại vì thế tín hiệu không thể đưa lên não (u dây thần kinh thính giác), tổn thương ở thân não (tắc mạch, u, nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác), tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…).

- Máy nghe: có tác dụng rất ít.

- Cấy điện ốc tai: không ích lợi gì.

- Cấy điện thân não: có thể giúp ở vài trường hợp.

Điếc hỗn hợp: thường hay gặp

- Nguyên nhân: có thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với thương tổn tai trong.

- Đặc điểm: có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền lẫn đặc điểm của điếc thần kinh ốc tai.

Nguyên nhân bệnh điếc

1. Các nguyên nhân trước và trong sinh

- Di truyền: điếc truyền lại trong dòng họ và gia đình.

- Trong thời gian mang thai:

-  Mẹ bị bệnh: sởi hoặc các bệnh virút khác.

-  Mẹ dùng thuốc có hại cho tai: quinin, streptomycin,

- Bệnh truyền qua đường sinh dục: giang mai.

- Trong sinh và ngay sau sinh:

- Sinh non, thiếu tháng

-  Sinh khó: hút, mổ

-  Sau sinh: ngạt, vàng da

2. Các nguyên nhân sau sinh

- Bệnh trẻ em: Sởi, quai bị, viêm màng não

- Nhiễm trùng tai: Viêm tai ngoài, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai trong

- Thuốc có thể gây ngộ độc tai: Thuốc kháng sinh: streptomycin, gentamycin

- Thuốc chống sốt rét: Kinin, chloroquin

- Tiếng ồn: Làm việc trong môi trường ồn liên tục, trong tiếng nhạc lớn, hoặc tiếp xúc các tiếng nổ lớn

- Tai nạn: Chấn thương đầu, chấn thương tai

- Tuổi già: Khi tuổi càng lớn, hệ thống thính giác cũng bị lão hóa và gây điếc

- Nút ráy tai: Cản trở đường truyền âm thanh có thể gây điếc ở bất cứ tuổi nào

- Tai có dịch: Viêm tai giữa thanh dịch là nguyên nhân thường gặp gây nghe kém ở trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ gây điếc

Các yếu tố có thể làm tổn thương hoặc dẫn tới mất các sợi lông chuyển và các tế bào thần kinh ở tai trong gồm:

* Tuổi: Có sự diễn tiến về sự mất dần khả năng nghe tần số cao khi tuổi càng tăng. Yếu tố này bắt đầu đầu giai đoạn trưởng thành, nhưng không Điều này bắt đầu ở tuổi trưởng thành sớm, nhưng thường không gây trở ngại cho khả năng hiểu khi đàm thoại cho đến sau này. Mặc dù yếu tố di truyền đó đồng phát bình thường của sự lão hóa và là khác biệt với bệnh điếc gây ra do tiếp xúc với tiếng ồn, chất độc hoặc tác nhân gây bệnh - Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

* Tiếng ồn lớn: Tiếng ồn nghề nghiệp, như nghề xây dựng hoặc nhà máy, và tiếng ồn giải trí, như nghe nhạc to, động cơ của xe trượt tuyến hoặc xe máy, hoặc tiếng nổ hỏa khí, có thể góp phần gây tổn thương tai trong.

* Di truyền: Cấu tạo gen có thể làm cho bạn dễ bị tổn thương tai.

* Một số thuốc: Kháng sinh gentamicin có thể gây tổn thương tai trong. Ảnh hưởng tạm thời tới thính lực – như ù tai hoặc điếc – có thể xảy ra nếu bạn dùng aspirin liều rất cao.

* Một số bệnh: Những bệnh có sốt cao, như viêm màng não, có thể làm tổn thương ốc tai.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Công dụng tráng dương, ích tinh của chim sẻ
-3 Viêm phế quản cấp: Khi nào thì cần dùng kháng sinh?
-4 Những bài thuốc, món ăn trị viêm phế quản cấp tính
-5 Những nguyên nhân gây hại cho gan

Theo GDVN

Comments