Bệnh lạ: Bệnh giun Guinea
(Giúp bạn)Giun Guinea là loài giun tròn khét tiếng, có thể dài cả mét, giống như sợi mì Ý, trở thành sinh vật ký sinh hết sức nguy hiểm khi thâm nhập cơ thể con người.
Bệnh giun Guinea là gì?
Giun Guinea hay Dracunculus medinensis là một loài giun tròn gây ra bệnh dracunculiasis cũng được biết đến như bệnh giun Guinea.
Căn bệnh này gây ra bởi Dracunculus medinensis cái lớn, chúng là một trong những loài giun tròn lớn nhất ký sinh ở người. Giun cái lớn hơn nhiều so với giun đực.
Năm 2009, con giun cái dài nhất được ghi nhận dài 800 mm (31 in), trong khi giun đực dài nhất chỉ 40 mm.
Theo sử sách tại Hy Lạp, từ thế kỷ thứ II, loài ký sinh trùng này đã xuất hiện và tấn công người, động vật, về sau lan truyền sang châu Phi và châu Á.
Giun Guinea vào cơ thể như thế nào?
Giun Guinea xâm nhập cơ thể động vật qua đường nước uống có chứa bọ chét, mang ấu trùng của giun. Sau khi thâm nhập cơ khoảng 1 năm, giun tròn được hình thành và làm tổ trên da động vật chủ, thường ở trên chân và bàn chân. Sau 72 giờ, vết bỏng rộp vỡ ra và hé lộ đầu của giun Guinea, trong khi đau đớn, khó chịu thì đầu giun trồi ra và nếu dùng kim, người ta có thể lôi và kéo được giun ra ngoài.
Giun guinea sống trong cơ thể, khoét qua thịt và di chuyển dưới da
Để giảm đau, những người mắc bệnh thường ngâm chân vào nước đã tạo điều kiện giúp giun cái trưởng thành đẻ trứng. Đây cũng là lúc loài ký sinh này bắt đầu vòng đời nguy hiểm của chúng.
Vào giai đoạn phát triển, bệnh nhân nhiễm giun Guinea thường xuyên đau yếu và có thể nằm liệt giường nhiều tuần. Sau đó, ngay tại chỗ phồng giộp xuất hiện những sinh vật tròn và dài gây ngứa.
Nếu gãi hay kéo đứt, giun Guinea sẽ tiếp tục làm vết lở loét nặng hơn và có thể gây tử vong. Bất chấp những nỗ lực của ngành y tế, loài ký sinh này hiện nay vẫn là một nguy cơ tại các nước thuộc thế giới thứ ba.
Phòng ngừa nhiễm bệnh giun Guinea
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh giun Guinea, mọi người không nên dùng nguồn nước nhiễm bọ chét, nên dùng nguồn nước đảm bảo vệ sinh, được lọc cẩn thận bằng vải, lọc cát hoặc các thiết bị khử nước chuyên dụng. Nên ăn chín, uống sôi, không được uống nước lã, nhất là ở những vùng nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tham khảo thuốc: Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. |
Trà Mi
Theo GDVN