Bệnh nấm họng

15:45 14/04/2015

(Giúp bạn)Nấm họng là bệnh rất khó chữa và phải kiên trì điều trị dài ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nấm họng, miệng do một loại nấm có tên Candida là thủ phạm gây nên. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hoá và thường không phát triển thành bệnh. Nhưng nếu gặp các yếu tố thuận lợi thì nấm Candida sẽ gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh nấm họng

Dân trí đưa tin, bệnh nấm miệng - họng do nấm Candida thường gặp ở những người phải dùng răng giả, đeo hàm răng giả; những người vệ sinh họng - miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng…

Bệnh nấm cũng thường gặp ở những người có sức đề kháng yếu, những người bị tiểu đường, thiếu máu mạn tính, những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.

Đặc biệt, rất hay gặp bệnh nấm họng - miệng ở những người nhiễm HIV/AIDS.

Theo tiến sĩ Lương Minh Hương, Phó chủ nhiệm khoa Nội soi, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, trong niêm mạc vùng họng - miệng của người bao giờ cũng có vi khuẩn và nấm sống cộng sinh. Tuy nhiên, nấm không thể tự phát triển mà chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi mới gây bệnh.

Lạm dụng thuốc có thể là nguyên nhân gây nấm họng

Nhiều bệnh nhân khi thấy có dấu hiệu ho hay đau họng thường tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Đây chính là yếu tố tạo điều kiện cho nấm họng phát triển. Khi dùng kháng sinh không đúng, một số vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho nấm họng sinh sôi.

-1

Trong trường hợp người bệnh dùng kháng sinh sai cách, các triệu chứng này không thuyên giảm mà từ tổn thương bề mặt sẽ làm thành những vết loét sâu hơn, gây nhiễm trùng, giảm sức đề kháng. Ngoài ra, thời tiết nóng, ẩm, sự sụt giảm sức đề kháng của cơ thể cũng là nguyên nhân thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh nấm họng

Dấu hiệu sớm của nấm họng - miệng do nấm Candida gây nên là người bệnh thấy đau nhói ở vùng họng - miệng. Cơn đau không ảnh hưởng nhiều đến việc nuốt nhưng lại gây khó chịu như loạn cảm họng.

Khi người bệnh tự há miệng ra dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc. Những đám trắng như bựa này dễ dàng được gạt đi bằng que bông; niêm mạc sẽ bị đỏ, xung huyết nhưng không có các vết trợt, loét. Khi có những triệu chứng này, người bệnh nên nghĩ đến nguy cơ bị nấm để đến bệnh viện khám, xét nghiệm chính xác căn nguyên có phải do nấm Candida gây ra hay không.

Điều trị bệnh nấm họng

Báo Đất Việt cho biết thêm, đôi khi bệnh nhân có thể bị khàn tiếng đột ngột do lớp nấm trong họng dày lên, lan xuống thanh quản. Rất nhiều người nhầm lẫn các triệu chứng này với bệnh viêm nhiễm thông thường ở vùng họng nên thường tự ý dùng kháng sinh mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc phát hiện và điều trị nấm họng rất khác với điều trị các bệnh viêm nhiễm thông thường. Để chẩn đoán, bệnh nhân phải đến bệnh viện để xét nghiệm nấm mới có thể kết luận chính xác.

Do thuốc điều trị bệnh này thường có nhiều tác dụng phụ nên việc sử dụng phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Bệnh phải điều trị trong thời gian dài mới có hiệu quả nên bệnh nhân bắt buộc phải tuân thủ phác đồ điều trị, không được tự ý dừng thuốc trước thời hạn.

Hầu hết chủng nấm và bệnh nấm không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Biện pháp phòng tránh chủ yếu là vệ sinh họng thường xuyên, sử dụng thuốc kháng sinh đúng và hợp lý.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Dự định có thai cần tránh những điều gì?
-3 Cá rô phi là nguồn dinh dưỡng rất tốt
-4 Nêm gia vị vào thức ăn của bé như nào cho đúng?
-5 Những lưu ý khi ăn khoai tây

Theo GDVN

Comments