Bệnh thoát vị đĩa đệm: Hậu quả và cách phòng bệnh

15:46 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi có yếu tố tác động, đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì gây ra đau lưng, bệnh làm người ta khó đi lại, không thể lao động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống luôn là một vấn đề thời sự vì đó là một nguyên nhân phổ biến gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Ở Việt Nam có tới 17% người trên 60 tuổi bị mắc chứng đau lưng. Còn ở Mỹ, hằng năm có khoảng 2 triệu người phải nghỉ việc do đau thắt lưng, với chi phí điều trị lên tới 21 tỷ đô-la. Hiểu biết vấn đề này giúp chúng ta dự phòng có hiệu quả thoát vị đĩa đệm cột sống và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.

Đĩa đệm nằm giữa các xương của cột sống. Trượt đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống, nhưng sự thật là các đĩa đệm không bị "trượt" mà nó bị rách, hoặc đứt.

-1

Khi đó, những chất dạng gel bên trong nó (nhân tủy) sẽ tràn ra ngoài. Hiện tượng này được gọi là thoát vị nhân tủy - hay thoát vị đĩa đệm. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là những người có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.

Các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

TS. BS. Nguyễn Vĩnh Ngọc - Khoa khớp, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên Sức khỏe & đời sống, có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.

- Đầu tiên đó là các chấn thương cột sống.

- Thứ hai là tư thế xấu trong lao động. Đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế xấu.

- Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.

- Cần chú ý rằng tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

Cơ chế thoát vị đĩa đệm

Cơ chế thoát vị đĩa đệm được giải thích như sau:

Bình thường đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống, có lớp vỏ sợi bọc nhân nhày ở trung tâm. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi bị chấn thương.

-2

Ở những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách.

Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức...), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi.

Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.

Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn.

Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.

Tê bì: cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

Teo cơ, yếu liệt: thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được.

Hậu quả của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

- Thứ nhất, bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.

- Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.

Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.

Tóm lại, thoát vị đĩa đệm cột sống là một bệnh khá thường gặp, có thể để lại nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy khi bệnh nhân có các triệu chứng nói trên cần đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa, tốt nhất là gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Thanh niên dẫn lời BS Hồng Phúc - Học viện Quân Y cho hay, yếu tố chính gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do lực cơ học của lao động khi làm việc sai tư thế. Khi lao động sai tư thế, tư thế cột sống bị lệch vẹo và đĩa đệm bị di chuyển từ vị trí trung tâm ra ngoại biên để phân tán lực. Nếu không được phục hồi trở về trạng thái bình thường thì đĩa đệm sẽ ở lại vị trí ngoại vi mãi mãi và trở thành bệnh lý.

Để giảm thiểu nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, cần những yếu tố sau: Lao động vừa sức mình - điều này là quan trọng vì tải trọng cột sống - đĩa đệm chỉ chịu được một gánh nặng nhất định, nên nếu bạn quá cố gắng sẽ làm hư hỏng hệ thống giải phẫu này và gia tăng nguy cơ bệnh lý.

Tính trung bình, với sức vóc người Việt Nam, chỉ mang vác dưới 30 kg, nhất định không được vượt 50 kg (lúc này gần 100% sức tải của cơ thể). Với các vật nặng, nhất thiết phải được khiêng bởi nhiều người hoặc sử dụng máy móc, xe nâng thay thế.

Không sử dụng lực cơ học đột ngột mà phải san sẻ lực từ từ, phân chia công việc từ ít đến nhiều, từ thấp lên cao, kẻo “khục” cột sống; làm việc đúng tư thế - đây là điều rất cần thiết. Bởi, khi làm việc đúng tư thế, lực cơ học luôn có hướng từ trên xuống dưới, và đĩa đệm không bị chèn đẩy vị trí. Nó chỉ chịu một lực nén từ trên xuống dưới và do vậy, không bị thoát vị.

Tư thế lao động đúng là tư thế cột sống thẳng, kể cả khi mang vác những vật nhẹ, khi bưng bê, khi thực hiện các công việc trong sinh hoạt như, giặt giũ, bế trẻ em, thậm chí là lái ô tô...

Tham khảo thuốc:

Jex: Giảm đau  xương khớp cấp tính và mãn tính. Hỗ trợ điều trị viêm khớp: viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Lợi ích và tác dụng phụ của quả mướp đắng
-4 Những thực phẩm không nên ăn trong bữa tối
-5 Tác dụng và tác hại nếu ăn nhiều dưa hấu
-6 Sử dụng thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên

Theo GDVN

Comments