Bệnh viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là hậu quả của các bệnh viêm tai giữa cấp tính, viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành mạn tính; ở trẻ em bị viêm V.A; ở người lớn bị viêm xoang, khối u đè phải vòi nhĩ.

Báo điện tử Một thế giới đưa tin, viêm tai giữa mạn tính là tình trạng nhiễm trùng kéo dài một phần hoặc toàn bộ tai giữa, thể hiện bằng sự tiết dịch viêm liên tục của tai giữa và sự xuất hiện liên tục lỗ thủng rộng ở màng nhĩ và không có sự liền trở lại.

Viêm tai giữa mạn tính xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được chữa trị thích hợp. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, gây khó chịu cho người bệnh vì hay tái phát, ảnh hưởng tới học tập và làm việc.

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy là hậu quả của các bệnh viêm tai giữa cấp tính, viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành mạn tính; ở trẻ em bị viêm V.A; ở người lớn bị viêm xoang, khối u đè phải vòi nhĩ.

Bệnh gây tổn thương niêm mạc của vòi nhĩ, hòm nhĩ, màng nhĩ làm cho niêm mạc trở nên dày gấp 5-10 lần bình thường; các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết, tạo ra chất mủ nhầy không thối.

Dấu hiệu viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

Theo Sức khỏe và đời sống, bệnh nhân có triệu chứng duy nhất là chảy mủ ở tai và chảy tăng lên trong mỗi đợt viêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không có mùi thối. Khi lau sạch mủ có thể nhìn thấy một lỗ thủng tồn tại 2 dạng hình quả đậu hoặc hình tròn ở màng căng, bờ nhẵn, không sát khung xương. Quan sát hòm nhĩ qua lỗ thủng: nhìn thấy màu hồng, đôi khi thấy polyp chui qua lỗ thủng. Nếu dùng que thăm dò qua lỗ thủng không chạm xương (không bao giờ có cholesteatome).

-1

Bệnh diễn biến từng đợt kéo dài nhiều năm; Khi nào có viêm mũi, họng thì có viêm tai giữa, dễ dàng trở thành viêm tai giữa mủ, tiến triển đến xơ nhĩ, viêm ống tai ngoài, viêm vành tai.

Các thể bệnh: viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín; xơ nhĩ: không thủng màng nhĩ, không chảy nước tai ra ngoài, viêm mũi họng mạn tính kéo dài, tái diễn, nghiệm pháp Valsalva (-). Màng nhĩ lõm, cán xương búa nằm ngang, mấu ngắn xương búa nhô ra, tam giác sáng thu hẹp lại.

Làm thính lực đồ thấy bệnh nhân bị điếc dẫn truyền. Chụp Xquang ở tư thế Schuller thấy hình ảnh kém thông bào, không có hình ảnh viêm xương.

Các phương pháp điều trị viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

Cần lau, rửa sạch mủ; nhỏ thuốc làm se niêm mạc; nhỏ vào tai hỗn dịch gồm cloramphenicol và hydrocortison. Trường hợp hòm nhĩ đóng kín thì tiêm vào 0,5ml hydrocortison hoặc alpha-chymotrypsin. Có thể dùng chất đắng như becberin, bạch hoa xà...nhỏ vào tai. Phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

Kết hợp điều trị mũi họng như: nạo V.A; cắt amiđan; giải quyết u xơ vòm mũi họng.Biện pháp phòng bệnhCần phát hiện sớm và điều trị triệt để các bệnh là nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy. Giữ vệ sinh răng miệng để tránh các viêm nhiễm lây lan vào họng, mũi. Đeo khẩu trang khi trời lạnh và lúc đi đường để tránh khói, bụi, mầm bệnh xâm nhập vào mũi họng gây bệnh.

Tham khảo thuốc:

Ciplox: Điều trị tai giữa (viêm tai giữa) và các xoang (viêm xoang), đặc biệt nguyên nhân do vi khuẩn gram âm, kể cả Pseudomonas hay Staphylococcus.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những nguyên nhân khiến phụ nữ giảm cân đột ngột
-3 Giúp trẻ uống được nhiều sữa
-4 Phòng dị ứng cho trẻ
-5 Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ

Theo GDVN

Comments