Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương như thế nào?

15:13 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ còi xương cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí và cân đối các thành phần vitamin cùng khoáng chất.

Trang thông tin điện tử VnMedia đưa tin, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết rằng trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho (là những chất cần thiết cho sự phát triển của xương).

Dấu hiệu còi xương của trẻ

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo can xi – phốt pho, những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.

Dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:

- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi khi ngủ.

- Xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn.

- Các biểu hiện ở xương: Thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.

- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.

- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhẽo, táo bón.

- Chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…

- Trong trường hợp còi xương cấp tính: trẻ có thể bị co giật do hạ can xi máu.

Các bà mẹ cần phân biệt: Bệnh còi xương và bệnh còi cọc.

- Trẻ còi cọc: Trẻ bị suy dinh dưỡng, có số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm còi xương hoặc không.

- Còn bệnh còi xương: Có thể gặp ở cả những đứa trẻ rất bụ bẫm, do nhu cầu về can xi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường.

Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương

-1

Theo Trang thông tin điện tử Bệnh viện Nhi đồng 2, dưới da trẻ đã có sẵn các tiền vitamin D ( 7 dehydro- cholesterol), dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời, sẽ hoạt hóa chuyển thành vitamin D3 (cholecalciferol).

Nguồn vitamin D chính yếu cung cấp cho trẻ  là nhờ phơi nắng. Vitamin D cung cấp qua thức ăn thường ở dạng vitamin D2 (ergocalciferol), có nguồn gốc từ thực vật và nấm, được dùng bổ sung trong sữa công thức.Vitamin D2 và vitamin D3 được coi là prohormone, đến gan và được chuyển thành 25-hydroxy vitaminD (calcidiol) là thể lưu hành của vitamin D trong máu.

Khi đến thận, calcidiol được hydroxyl hóa 1 lần nữa và trở thành hormone có hoạt tính sinh học 1,25-dihydroxyvitaminD (calcitriol). Calcitriol kích thích sự hấp thu canxi và phosphor tại đường ruột, sự tái hấp thu canxi ở thận và huy động canxi, phosphor từ xương.

+Bổ sung vitamin D

- Vitamin D2: 2000-5000UI/ ngày trong 2-4 tuần.

- Sau đó bổ sung 400 UI/ ngày trong 12-24 tháng.

- Bổ sung canxi và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

+Dinh dưỡng

Bổ sung dầu mỡ đầy đủ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ: vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.

Ngoài ra, trao đổi trên Dân tríbác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội cho biết, đối với những trẻ còi xương thể bụ thì cân nặng tốt, thậm chí là thừa cân nên không cần quá tăng cường thêm dinh dưỡng mà nên cho trẻ ăn cân đối các thành phần và chú trọng và những thực phẩm giàu canxi cho bé.

- Đối với các loại rau củ quả, mẹ nên chọn cho bé ăn những loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, thanh long cung cấp ít năng lượng nhưng lại giàu vitamin, giúp trẻ khỏe mạnh và tránh tăng cân. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh những loại trái cây nhiều đường cho bé như vải, mít… để tránh sự tăng cân nhanh ở trẻ còi xương thể bụ bẫm.

- Cùng với đó, mẹ có thể cho bé ăn các loại thịt nạc, cá tôm, trai, hàu với lượng vừa đủ. Những thực phẩm này giàu chất đạm nhưng lại ít năng lượng hơn chất béo. Đặc biệt, hàm lượng canxi, kẽm trong các loại hải sản như trai, hàu… là rất lớn và cần thiết cho trẻ còi xương nói chung và còi xương thể bụ nói riêng.

- Ngoài ra, với trẻ còi xương thể bú mẹ có thể lựa chọn cho trẻ còi xương uống sữa tách béo hoặc sữa tươi không đường nhằm vẫn cung cấp đủ dưỡng chất mà không kích thích trẻ tăng cân nhanh.

- Đối với trẻ còi xương thể bụ bẫm, trong chăm sóc dinh dưỡng mẹ cần xây dựng chế độ ăn giảm tinh bột, hạn chế đồ chiên xào đối với trẻ bị thừa cân. Một số thực phẩm giàu tinh bột cần ăn hạn chế như bánh mỳ, bột mì, cơm…

Ngoài ra, những loại thực phẩm cao năng lượng như mỡ, bơ, bánh kẹo, socola, phômai chứa nhiều chất béo cũng là những thực phẩm mẹ nên tránh sử dụng cho bé.

Một điểm nữa mẹ cần lưu ý đó là nên xây dựng chế độ ăn cân đối các thành phần, tránh ăn thiên quá nhiều về đạm và không nên nhồi nhét hay ép bé ăn nhiều quá mức.

Thuốc tham khảo: Smart canxi nano

Smart Canxi Nano giúp tăng khả năng hấp thụ gấp 200 lần, giúp phát triển hệ xương vững chãi, phát triển chiều cao tối ưu, chống còi xương, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Thùy Linh

Nên đọc
-2 Bệnh còi xương ở trẻ em
-3 Cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
-4 Con suy dinh dưỡng vì bị ép ăn 11 bữa/ngày
-5 Bí quyết tăng cân cho trẻ suy dinh dưỡng nặng


Theo GDVN

Comments