Biến chứng nguy hiểm của bệnh giang mai

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Giang mai có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong. Nhưng nếu được chẩn đoán sớm và dùng kháng sinh, giang mai có thể được điều trị thành công.

Theo trang Thông Tin của Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), bệnh giang mai có thể gây ra những biến chứng dài hạn và hoặc tử vong nếu không được chữa trị đúng cách. Các triệu chứng ở người lớn được chia thành hai giai đoạn. Những giai đoạn này là bệnh giang mai nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn, và trễ.

-1

Biến chứng bệnh giang mai

Máu chứa vi khuẩn sẽ tới bào thai qua rau thai. Khoảng một nửa số phụ nữ mang thai bị giang mai sẽ truyền bệnh cho con.

Đôi khi đứa trẻ trong bụng nhiễm giang mai có thể chết lưu.

Nếu đứa trẻ bị nhiễm giang mai bẩm sinh, các dấu hiệu của bệnh có thể rõ ràng ngay khi sinh hoặc chỉ phát ra khi trẻ được 2 tuần tới 3 tháng tuổi.

Biến chứng của bệnh giang mai khá phổ biến và hầu như xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể như mắt, họng, thanh quản, cột sống, khớp, cơ và các cơ quan nội tạng như ruột non, dạ dày.

Ban đầu bệnh nhân cảm thấy đau ở các chi: 90% người bệnh thường nhanh chóng xuất hiện cảm giác đau nhức, thường gặp ở chi dưới, cũng có thể đau từ mặt xuống tận chân, thường đau nhói nhưng ngắn, cảm giác như bị dao cắt, như bị giật mạnh hoặc như bị đốt. Và sau đó là ảnh hưởng tiếp theo:

1. Rối loại chức năng co thắt:

- Bệnh giang mai biến chứng gây tổn thương đốt sống thứ 2-4 ở lưng, ảnh hưởng cảm giác ở bàng quang. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như: buồn tiểu mà không có nước tiểu, dẫn đến bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

2. Biến chứng ở khu vực mắt:

- 90% người bệnh có dị thường ở đồng tử mắt, thông thường là biểu hiện Argyll-Robertson pupil, khiến đồng tử nhỏ hẹp, không bình thường, mất phản xạ ánh sáng, nhưng vẫn tồn tại phản xạ điều tiết. Đại đa phần cơ mắt tê bì, mí mắt không đều, thần kinh thị giác bị tổn hại.

3. Nguy hiểm ở nội tạng:

- Giang mai khi biến chứng có thể ảnh hưởng đến nội tạng. Thường gặp nhất là các vấn đề ở dạ dày, với những biểu hiện như: đau đột ngột ở phần bụng trên, có thể mở rộng thêm ở phần ngực, lồng ngực có cảm giác co thắt, buồn nôn.

Sau khi phát bệnh, người bệnh có cảm giác kiệt sức và đau da bụng. Các triệu chứng ở ruột non xuất hiện như đau bụng, ỉa chảy. Cổ họng và thanh quản xuất hiện triệu chứng khó nuốt, hô hấp khó khăn, trực tràng mót buốt gây khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu.

Bệnh giang mai là bệnh lý nguy hiểm có thể làm cho bệnh nhân tử vong vì xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Việc phát hiện, điều trị và áp dụng các biện pháp phòng tránh là rất cần thiết.

-2

Phòng ngừa bệnh giang mai

- Tránh hoặc hạn chế quan hệ tình dục với một bạn tình nghi ngờ bị nhiễm.

- Sử dụng bao cao su latex mỗi khi quan hệ tình dục.

- Tránh dùng quá nhiều rượu hoặc các thuốc khác, khiến bạn mất sáng suốt và dẫn tới hành vi tình dục không an toàn. - Theo Sức khỏe & đời sống.

Điều trị bệnh giang mai

Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong.

Nếu lây truyền sang thai nhi, giang mai có thể gây dị dạng và tử vong. Cho dù bạn đã điều trị giang mai trong khi mang thai, con của bạn cũng cần được điều trị bằng kháng sinh.

Phải chắc chắn là bạn có đáp ứng với liều penicillin thông thường, Bác sĩ có thể muốn bạn xét nghiệm máu định kỳ. Trong khi điều trị, tránh quan hệ tình dục cho tới khi điều trị hoàn tất và tới khi ít nhất 2 xét nghiệm máu cho thấy bệnh đã bị loại trừ.

Tham khảo thuốc:

Lactacyd Fh 250ml: Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh. Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Những thực phẩm gây rối loạn mỡ máu
-4 Công dụng của sầu riêng đối với sức khỏe
-5 Xỏ tất khi ngủ có hại cho sức khỏe không?
-6 Triệu chứng của bệnh phong

Theo GDVN

Comments