Chẩn đoán và điều trị bệnh điếc

15:51 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi bị điếc, cần phải được can thiệp sớm. Muốn can thiệp sớm thì phải phát hiện được sớm. Can thiệp càng sớm bao nhiêu thì tác hại của điếc giảm đi bấy nhiêu.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bệnh điếc ảnh hưởng khoảng 10% dân số ở những cấp khác nhau. Nó gây bệnh tật trung bình đến nghiêm trọng khoảng 124,2 triệu người năm 2004 (107,9 triệu ở các nước thu nhập thấp và trung bình). Trong số này 65 triệu bị lúc còn nhỏ. Khi sinh có tỉ lệ ~3/1000 ở các nước phát triển và hơn 6/1000 ở các nước đang phát triển có các vấn đề về tai.

-1

Chẩn đoán điếc

Tầm soát có thể thực hiện ở các trung tâm cảm giác và có thể thực hiện bằng nhiều cách. Các bảng câu hỏi có thể được đưa cho chính người bệnh hoặc người thân trong gia đình, những người hay tiếp xúc gần gũi. Thử xét nghiệm thì tốt hơn nhờ sử dụng các dụng cụ đã được định chuẩn.

Biết được các tính chất của điếc sẽ giúp hướng dẫn lượng giá và giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị đúng hơn. Thính lực đồ nên được làm lúc khởi đầu, khi bệnh diễn tiến và cùng với mức độ trầm trọng của bệnh. Ù tai thường đi kèm với điếc do tuổi già. Điếc 1 bên, không đối xứng hoặc lúc có lúc không thì không phải là đặc điểm của điếc do tuổi già. Khám thực thể thì thường không phát hiện được gì, ngoại trừ khi ráy tai là nguyên nhân của điếc.

Khi có nghi ngờ bị điếc, phải đến khám chuyên khoa tai mũi họng. Để chẩn đoán, tối thiểu phải có khám lần sau, làm thính đồ toàn bộ bao gồm đánh giá âm đơn (tiếng động với tần số đơn được tạo ra bằng điện), lời nói và màng nhĩ. Các biểu hiện bất đối xứng của thính đồ hoặc các triệu chứng sau ốc tai nên được tiếp tục bởi các thử nghiệm phản ứng nghe của cuống não và chụp cắt lớp não để loại trừ các khối u thần kinh hoặc u góc cầu tiểu não.

Các test đo chức năng thính giác- Weber test: Âm thoa 512 Hz đặt ở giữa đường ở trán. Người bình thường sẽ nhận được dao động đều nhau ở hai tai. Người bị điếc dẫn truyền sẽ nhận được dao động lớn hơn ở bên bị bệnh.- Rinne test: Cần âm thoa đặt ở xương chũm và ấn đều; và sau đó âm thoa được đặt phía trước ống tai ngoài. Thông thường, âm dao động sẽ được nghe lớn hơn ở ống tai ngoài (không khí dẫn truyền âm thanh lớn hơn xương). Nếu ngược lại thì là điếc dẫn truyền.

- Thính đồ toàn bộ: Đánh giá âm đơn và người tiếp nhận lời nói và màng nhĩ đồ. Nguồn đối với âm đơn ở khoảng cách 1 hoặc 1/2 octave thì đạt được tần số từ 250 - 8000Hz. Các xét nghiệm được thực hiện bởi cả bằng dẫn truyền không khí hoặc dẫn truyền qua xương (đường âm thoa đặt ở xương chũm).

- Ngưỡng tiếp nhận ngôn ngữ: Được xác định như là mức độ mà người bệnh có thể nhận ra đúng 50 % các từ đôi có dấu nhấn tương đương (ví dụ cowboy). Người tiếp nhận lời nói nên ở khoảng 10 dB của trung bình âm đơn.

Nhận biết mức độ điếc của trẻ

Hiện nay, người ta sử dụng 2 phương pháp để đánh giá sức nghe: một bằng máy đo thính lực, hai bằng tiếng nói. Loại máy để kiểm tra độ điếc gọi là máy đo thính lực, có nhiều loại: đơn giản thì chỉ để khám tầm soát điếc; loại máy phức tạp không những xác định được mức độ điếc mà còn xác định các dạng điếc.

Do ở gia đình và hầu hết các cơ sở y tế tuyến phường xã không có máy đo thính lực, nên phải dùng giọng nói để phát hiện điếc. Cách làm như sau: đứng phía sau cách trẻ nghi ngờ bị điếc một cánh tay chếch về một bên; hướng dẫn trẻ dùng tay đè lên nắp tai bên kia; nói thầm nhiều từ, nếu trẻ nghe và nhắc lại đúng thì kết luận là tai đang thử nghe bình thường.

Đổi tai thử: nếu trẻ không nhắc lại được thì thử tiếp bằng cách nói nhiều từ với giọng bình thường (to hơn nói thầm), nếu trẻ nhắc lại đúng thì kết luận tai thử bị điếc nhẹ. Nếu trẻ không nhắc lại được thì thử tiếp bằng cách nói nhiều từ với giọng nói lớn; nếu trẻ nhắc lại đúng thì kết luận tai thử bị điếc trung bình.

Nếu trẻ không nhắc lại được tiếp tục thử bằng cách hét nhiều từ ở sát tai; nếu  trẻ nhắc lại đúng, tai đang thử bị  điếc nặng; đổi tai thử, nếu trẻ không nghe được tiếng hét lớn, thì bị điếc sâu hay còn gọi là điếc.

Thử thính lực ở trẻ sơ sinh: thực hiện tại một phòng yên tĩnh, khi bé vừa mới ngủ không quá 5 phút; nói  từng chữ cái: A, B, C, D, E cách tai thử của bé 50cm. Quan sát phản ứng của bé xem có chớp mắt, mở mắt, vặn mình, cử động chân tay thì kết luận bé nghe được, tai bé nghe bình thường.

Thử thính lực ở trẻ 1 - 3 tuổi: trong một phòng yên tĩnh, người thử đứng cách 1m phía sau lưng bé nhưng không được để bé biết, tạo ra tiếng động từ các dụng cụ thử: ly, thìa, trống, chuông; quan sát phản ứng của bé với tiếng động như: chớp mắt, lắng nghe, quay đầu về nơi phát ra tiếng động. Nếu có kết luận bé nghe được, nghĩa là bé nghe bình thường.

Đánh giá thính lực trẻ 3 - 7 tuổi: phòng yên tĩnh, người thử ngồi đối diện với bé, nói  tên các hình trong một số tranh hình đơn giản để bé nghe và chỉ vào cho đến lúc bé hiểu cách thử. Sau đó người thử đứng phía sau nói thầm tên các hình, mỗi hình nói từ 2 - 3 lần cho đến lúc chắc chắn bé nghe được.

Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát bé có chỉ đúng hình được nói ra hay không. Không có tranh, có thể yêu cầu bé chỉ đồ vật có trong phòng thử như bàn, ghế, đồ chơi, hoặc chỉ các bộ phận cơ thể như tai, mũi, miệng, chân tay…

Nếu nói thầm bé chỉ không đúng thì nói to bình thường, nếu bé chỉ không đúng thì dùng nói to, rồi đến hét to gần tai. Căn cứ vào việc bé nghe được ở mức độ nào để đánh giá sơ bộ bé điếc nhẹ, trung bình, hay nặng...

Điều trị điếc

Sức khỏe & đời sống cho biết, khi bị điếc, cần phải được can thiệp sớm. Muốn can thiệp sớm thì phải phát hiện được sớm. Can thiệp càng sớm bao nhiêu thì tác hại của điếc giảm đi bấy nhiêu. Tùy theo từng loại điếc và nguyên nhân gây ra mà chúng ta can thiệp.

1. Điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật, phẫu thuật

- Tai ngoài: Có nhiều bệnh nhân sau khi đi tắm biển về hoặc sau khi tắm gội bị điếc luôn một hoặc hai tai, đó là do ráy tai bị nở ra bít kín đường truyền âm thanh đến màng nhĩ. Đối với những trường hợp này chỉ cần lấy ráy tai ra bệnh nhân sẽ nghe lại bình thường.

- Tai giữa: tắc vòi nhĩ hoặc viêm tai giữa thanh dịch nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa thủng nhĩ. Lúc này muốn tăng sức nghe lên không chỉ điều trị bằng thuốc mà còn phải thực hiện phẫu thuật vá nhĩ.

- Tai trong: Điếc đột ngột, bệnh nhân thường bị điếc sau một đêm ngủ dậy. Đây là bệnh không gây tử vong ngay như các bệnh cấp cứu khác nhưng cũng là một trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng, vì kết quả điều trị rất khác nhau nếu ngay 1 ngày sau điếc hay 1 tuần sau mới điều trị.

Sau điều trị thuốc và phẫu thuật mà sức nghe đã cải thiện vẫn không đáp ứng được giao tiếp bình thường thì phải có thêm trợ thính bằng máy nghe hay cấy điện ốc tai.

2. Cho bệnh nhân mang máy nghe

Tất cả các trường hợp điếc nhẹ và điếc trung bình, thậm chí điếc nặng và điếc sâu mà không có đủ khả năng kinh tế để cấy điện ốc tai đều nên mang máy nghe càng sớm càng tốt. Những người điếc nhẹ và điếc vừa nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác hàng ngày vì không giao tiếp tốt. Nếu để lâu không can thiệp, tiếng nói có thể bị méo. Không nghe được tốt và hiểu người khác cũng không tốt, dần dần họ trở nên cô lập, tâm sinh lý thay đổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng.

3. Cấy điện ốc tai

Bệnh nhân điếc nặng và sâu, máy nghe cũng không giúp được cho họ nữa thì có chỉ định cấy điện ốc tai. Đối với trẻ điếc bẩm sinh và điếc trước ngôn ngữ, thời gian bắt đầu mang máy nghe hoặc cấy điện ốc tai rất quan trọng, muốn đạt kết quả tốt nhất phải thực hiện trước 5 tuổi, tuổi thích hợp nhất là từ 2 đến 3 tuổi vì đây là giai đoạn học nói của trẻ.

Đối với người điếc nặng và sâu, sau khi có ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm dây thần kinh thính giác 15 - 10 năm không hoạt động khi có âm thanh trở lại nó cũng không truyền tải thông tin tốt đến vỏ não vì vậy dù có được cấy điện ốc tai kết quả cũng kém xa những người được cấy ốc tai sau 1, 2 năm điếc.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Công dụng tráng dương, ích tinh của chim sẻ
-3 Viêm phế quản cấp: Khi nào thì cần dùng kháng sinh?
-4 Hạ canxi huyết: Điều trị và cách phòng ngừa
-5 Phục hồi cơ thể suy kiệt bằng lòng lợn

Theo GDVN

Comments