Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì

15:13 14/04/2015

(Giúp bạn)Không nên cho trẻ dùng chế độ ăn nghèo năng lượng vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của trẻ. Cần giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, nhưng vẫn duy trì số calo đưa vào cơ thể.

Theo VnMedia, trẻ bị thừa cân béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình và còn ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế, điều chỉnh chế độ ăn uống là hết sức cần thiết.

TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là hết sức cần thiết đối với trẻ thừa cân, béo phì. Việc điều chỉnh ăn uống sẽ giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt hơn, phòng tránh các bệnh mạn tính sau này.

Nhưng khi điều trị béo phì cho trẻ cần chú ý ngoài việc tập trung vào ngăn ngừa tăng cân, còn cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự lớn lên và phát triển của đứa trẻ, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng: canxi, sắt, kẽm ...

-1

Dinh dưỡng cho trẻ thừa cân béo phì

+ Những thực phầm cần bổ sung:

- Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.

- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.

- Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.

- Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.

- Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.

- Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ .

+ Những thực phầm nên tránh:

- Không cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga

- Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.

- Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà.

- Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở trẻ. So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và duy trì sức khoẻ tốt.

-2

+ Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động:

- Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.

- Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.

- Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang...

- Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc...

- Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử...

- Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Lời khuyên cho các phụ huynh có con thừa cân béo phì

Ngoài ra, Trang thông tin điện tử bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, các phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ dùng chế độ ăn nghèo năng lượng vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự tăng trưởng của trẻ. Cần giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn, nhưng vẫn duy trì số calo đưa vào cơ thể bằng cách tăng carbohydrat có trong hoa quả, rau, ngũ cốc, bánh mì và mì sợi.

Trong những thập kỷ gần đây, tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Trẻ béo phì thường gặp rắc rối về giao tiếp xã hội và có nguy cơ lớn bị các bất thường như bệnh tim và tiểu đường. Sau đây là một số lời khuyên khác của Trung tâm y tế John Hopkins Bayview (Mỹ) cho cha mẹ những trẻ bị béo phì:

- Không để các thức ăn cám dỗ lăn lóc quanh nhà. Đừng đặt những đĩa kẹo hoặc bánh quy ở bếp. Không dùng món tráng miệng hoặc kẹo làm phần thưởng cho trẻ.

- Tổ chức bữa ăn gia đình để trẻ cùng tham gia. Làm gương cho trẻ bằng cách ăn thực phẩm đa dạng. Dậy con ăn từ tốn.

- Làm cho bữa ăn trở nên dễ chịu. Không dùng thời gian này để chỉ trích hoặc la mắng trẻ.

- Củng cố lòng tự trọng của con bằng cách chú ý lắng nghe bé nói, chứng tỏ rằng bạn vẫn yêu thương và chấp nhận con mặc dù bé bị béo phì thừa cân.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Bé 9 tháng tuổi béo phì: Chế độ dinh dưỡng nào là hợp lý?
-4 Những thực phẩm dễ khiến trẻ béo phì
-5 Béo phì có thể lăm tăng nguy cơ ung thư thận
-6 Trẻ em bị béo phì có nguy cơ mất thính giác cao


Theo GDVN

Comments