Thoái hóa điểm vàng: Phân loại, triệu chứng, chẩn đoán
(Giúp bạn)Thoái hoá điểm vàng (hoặc thoái hóa hoàng điểm) là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (hoàng điểm) của mắt.
Theo Vnexpress, võng mạc là lớp ở mặt sau của mắt giúp con người nhìn thấy thế giới xung quanh và phần quan trọng của võng mạc nằm tại trung tâm - chính là điểm vàng, giúp nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Khi điểm vàng bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng.
Những người có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng
Nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng tăng theo lứa tuổi, do đó nó thường được coi là bệnh của người già. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiên tiến cho thấy, ánh sáng xanh (ánh đèn Led, ánh sáng từ điện thoại, TV, máy tính) là tác nhân mới đẩy nhanh sự thoái hóa điểm vàng. Với mức năng lượng cao và bước sóng ngắn, ánh sáng xanh có thể xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể để tiến sâu vào võng mạc. Chúng tạo ra các gốc tự do làm lão hóa các tế bào ở điểm vàng gây tổn thương giác mạc, nghiêm trọng có thể dẫn đến chứng mù một phần. Vì vậy những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh sáng xanh là những đối tượng nguy cơ cần cảnh giác với căn bệnh này.
Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như giới tính, phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh gấp 2 lần hơn nam giới; hút thuốc; người có tiền sử gia đình; dinh dưỡng kém thăng bằng, ăn quá nhiều mỡ, thịt, thiếu rau xanh.
Thoái hoá điểm vàng được phân ra làm hai loại
Thoái hoá điểm vàng thể khô và thoái hoá điểm vàng thể ướt. Dù thể loại nào, bệnh thoái hoá điểm vàng thường xảy ra nhiều hơn ở người trên 55 tuổi. Bệnh này từng được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì đã là nguyên nhân chính và âm thầm đưa đến chứng mất thị lực ở người cao tuổi.
Thoái hóa điểm vàng thể khô: sự tích tụ các sản phẩm trao đổi chất ở điểm vàng gây tổn thương cho các lớp tế bào chính. Quá trình này tạo nên một vùng teo nhỏ (mỏng và biến mất), lan rộng dần đến khi toàn bộ vùng trung tâm của võng mạc bị ảnh hưởng.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt: quá trình diễn ra tương tự như trong thể khô nhưng phức tạp hơn với sự phát triển bất thường của những mạch máu mới gây thoát dịch và protein, chất béo và máu vào các mô mỏng manh của võng mạc. Điều này làm tổn thương và giảm chức năng, nhưng quan trọng hơn, dẫn đến sự tạo thành các sẹo mất cấu trúc ở điểm vàng. Một khi đã tạo sẹo, tổn thương ở điểm vàng không thể phục hồi được.
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng
Sức khỏe & đời sống cho biết, trong giai đoạn sớm, thoái hóa điểm vàng thường không có triệu chứng.Thoái hóa điểm vàng thể khô dần dần gây khó khăn khi đọc hoặc khi làm những việc ở tầm nhìn gần, nhất là ở nơi thiếu ánh sáng. Đối với những trường hợp nặng hơn, nó có thể gây khó khăn trong việc nhận dạng khuôn mặt hoặc làm một số việc nhà như nấu nướng.
Những trường hợp trầm trọng có thể bị mù (suy giảm thị lực 20/200) nhưng bệnh nhân vẫn còn thị lực ngoại biên (là khả năng nhìn sự vật và sự chuyển động của sự vật bên ngoài đường đi trực tiếp của thị lực (Theo Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore).
Thoái hóa điểm vàng thể ướt thường gây triệu chứng đột ngột, đặc biệt là nhìn mờ hoặc có một điểm mù ở trung tâm thị trường một mắt hoặc cả hai mắt. Các triệu chứng này có thể xấu đi nhanh chóng.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa điểm vàng
Bệnh thoái hoá điểm vàng không có dấu hiệu khách quan khi thăm khám bên ngoài mắt.Dùng bảng lưới Amsler (Amsler Grid) sẽ có triệu chứng 3 M như: mờ, méo, hoặc mất trung tâm của hình ngoại vật.Làm test về cảm nhận màu sắc có thể cho thấy khiếm thị về mầu sắc.
Dùng dụng cụ đặc biệt để soi đáy mắt có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh thoái hoá điểm vàng như tăng hay giảm bất thường của sắc tố võng mạc hoặc những kết tụ mầu vàng (“drusen”) dưới võng mạc; các “drusen” này thường lớn hơn 63µm và có bờ không rõ nét trong trường hợp bệnh thoái hoá điểm vàng ướt.
Để xác định, chẩn đoán phân biệt, hoặc theo dõi điều trị bệnh thoái hoá điểm vàng, xét nghiệm cần làm là:
- Chụp X-quang mạch của đáy mắt dùng Fluorescein hoặc Indocyanine Green (ICG Angiography):
- ICG Angiography có thể được bác sĩ cho thực hiện đều đặn trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh thoái hóa điểm vàng ướt, nhất là khi đang ở giai đoạn còn hoạt động. Ở các giai đoạn sau, việc chụp động mạch có thể được làm mỗi năm 1 lần.
Tham khảo thuốc: Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi. |
Trà Mi
Theo GDVN