Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh trĩ cấp

16:01 23/12/2015

(Giúp bạn) - Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến và dễ nhận biết. Chỉ cần chú ý quan sát và để ý đến cơ thể là có thể phát hiện bệnh một cách dễ dàng. Triệu chứng cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào cấp độ của bệnh, có thể khái quát một số triệu chứng tiêu như sau nhé!

Dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ:

1. Cảm thấy ẩm ướt quanh khu vực hậu môn:


Đây là triệu chứng xuất hiện từ khi bệnh hình thành và kéo dài tới khi bệnh nặng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa gáy quanh lỗ hậu môn. Điều này xảy ra là do một lượng dịch tiết ra từ hậu môn, tuy không nhiều nhưng đủ làm bệnh nhân ngứa gáy, khó chịu.

2. Chảy máu khi đi ngoài

Khảo sát của Đại học Harvard, Mỹ, cho thấy việc chảy máu khi đại tiện là triệu chứng phổ biến nhất khi bệnh trĩ ghé thăm, chiếm 69%. Máu có màu đỏ tươi, xuất hiện trong lúc đi ngoài và ngưng khi ngừng đại tiện. Hiện tượng này ít gây khó chịu nên người bệnh biết nhưng thường bỏ qua.

- Lời khuyên: Để nhận biết dấu hiệu này sớm, bạn cần để ý kỹ từ giấy vệ sinh, bồn cầu và cả chất thải sau mỗi lần đại tiện. Máu của người bệnh trĩ có thể lẫn hoặc xuất hiện những dây máu trong chất thải.

 

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Dương Phước Hưng -Trưởng Phân khoa Hậu môn, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, nếu việc chảy máu xuất hiện cùng lúc với khoảng thời gian bạn sinh hoạt thất thường như đi ngoài không đều đặn, ăn uống thiếu chất xơ, khả năng cao thủ phạm là trĩ. Lúc này, người bệnh nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh, dễ gây kích ứng, đồng thời thao tác vệ sinh vùng này cần nhẹ nhàng. Thông thường, tình trạng chảy máu sẽ hết sau 2-3 ngày. Ngoài ra, người bệnh cần ăn uống nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục, ngâm phần thân dưới trong nước ấm thường xuyên hoặc đến bệnh viện để được tư vấn điều trị khi triệu chứng này ngày càng nặng.

3. Đau, sưng và ngứa hậu môn

Nhiều chuyên gia y tế cho biết, tình trạng đau và sưng vùng hậu môn chiếm 43% trong các triệu chứng của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

 

- Lời khuyên: Nếu mức độ đau, rát ở cấp độ nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng thuốc chữa bệnh trĩ kết hợp các phương pháp ngăn ngừa khác. Đặc biệt, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc có thành phần flavonoid, không cần kê toa đang có trên thị trường, được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng quốc tế. Người bệnh còn có thể chọn loại thuốc có thành phần tự nhiên được tinh chế thành dạng vi hạt, giúp cầm máu, giảm đau rát chỉ trong 3 ngày đầu, giảm hoàn toàn triệu chứng trong vòng 7 ngày. Nếu đều đặn điều trị trong một tuần, tất cả triệu chứng trĩ cấp đều thuyên giảm, giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác khó chịu, dai dẳng, trả lại cho người bệnh cuộc sống thoải mái, tự tin.

4. Sa búi trĩ 

Trong trường hợp bị sa búi trĩ, người bệnh cảm giác như có một phần lạ thập thò ở hậu môn lúc đi đại tiện hoặc sa hẳn ra ngoài. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

 

- Lời khuyên: Với 2 cấp độ đầu, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng phương pháp nội khoa như uống thuốc chữa bệnh trĩ không cần kê toa có uy tín, hiệu quả được khoa học chứng minh, kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh. Với trĩ độ 3 và 4, bác sĩ sẽ can thiệp bằng các phương pháp ngoại khoa như dùng thủ thuật hay phẫu thuật để triệt tiêu búi trĩ. Sau khi điều trị ngoại khoa, bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc chữa bệnh trĩ chứa thành phần flavonoid để duy trì tình trạng ổn định, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ sa búi trĩ, người bệnh cần đi khám để xác định phương pháp điều trị thích hợp. 

Tổng hợp

Comments