Hướng dẫn những phương pháp giảm đau tự nhiên
(Giúp bạn)Đau nhức là một triệu chứng phổ biến ở nhiều người và thường liên quan đến những căn bệnh khác nhau. Uống thuốc giảm đau là thói quen mà phần lớn những người đang bị đau áp dụng để giải quyết các cơn đau nhức, mặc dù họ biết rõ việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
- 1
Bổ sung vitamin D
Sự thiếu hụt vitamin D có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau mãn tính cho cơ bắp. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể để bù đắp lượng thiếu hụt chính là một phương pháp làm giảm đau tự nhiên khá hiệu quả. Cá và ánh nắng buổi sáng chính là những nguồn cung cấp vitamin D dồi dào nhất. Trung bình, cơ thể con người cần khoảng 200 IU (đơn vị quốc tế) vitamin D/ một ngày. Ở những người nằm trong độ tuổi từ 50 đến 70, nhu cầu vitamin D tăng lên mức 400 IU mỗi ngày. Những người cao tuổi hơn (trên 70) cần phải có tới 500 IU vitamin D.
Một kết quả nghiên cứu do Trường ĐH Minnesota, Hoa Kỳ thực hiện cho thấy 93% những người mắc phải tình trạng đau do rối loạn cơ xương không đặc hiệu đều bị thiếu vitamin D. Việc bổ sung vitamin D cho những bệnh nhân này có thể làm giảm các cơn đau cơ, vốn ngày càng gia tăng theo mức độ tiến triển của bệnh. Những người tham gia cuộc nghiên cứu còn kết luận rằng những bệnh nhân đang bị đau do rối loạn cơ xương không đặc hiệu luôn cần phải được tiến hành xét nghiệm sàng lọc về tình trạng thiếu hụt vitamin D.
Có những phương pháp giảm đau tự nhiên mà không cần dùng tới thuốc.
- 2
Hít mùi hương của quả táo xanh
Táo xanh là thực phẩm có công dụng chữa đau tự nhiên. Các nhà nghiên cứu của Quỹ Nghiên cứu về mùi và vị ở Chicago, Hoa Kỳ, đã chỉ dẫn cho những người tham gia thí nghiệm - đang mắc chứng đau nửa đầu - hít mùi trong những ống nghiệm có chứa quả táo xanh. Kết quả cho thấy tình trạng bệnh ở những người hít mùi táo xanh được cải thiện rõ rệt so với những người không hít mùi từ loại trái cây này. Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng mùi hương của quả táo xanh sẽ tác động đến tình trạng co thắt của các cơ ở quanh đầu và cổ. Nhờ đó, mang lại cảm giác bớt đau nhức ở vùng đầu. Trong những kết quả nghiên cứu trước đó, mùi hương của quả táo xanh cũng được phát hiện là có tác dụng ngăn ngừa sự lo lắng.
- 3
Ngồi thiền
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của việc ngồi thiền cũng giống như một biện pháp làm giảm đau tự nhiên mà không gây ra những tác dụng phụ nào. Các chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng ngồi thiền trong khoảng một giờ có thể giúp làm giảm các cơn đau. Cũng có kết quả nghiên cứu cho thấy ngồi thiền có thể cải thiện hoạt động của não bộ trong những khu vực như phần phía trước của vỏ não cingulate (một phần của bộ não nằm ở cạnh trung gian của vỏ não), phần phía trước của thùy nhỏ ở não trước và phần orbitofrontal vỏ não - (vùng vỏ não nằm trước trán, khu vực trong thùy trán của não). Cả ba khu vực này đều là những phần của não bộ, phụ trách việc sắp xếp các hình thức đau khác nhau mà não chuyển cho chúng từ những tín hiệu thần kinh do các bộ phận khác nhau trong cơ thể truyền về.
- 4
Liệu pháp thủy lý học
Liệu pháp thủy lý học không phải là một phương pháp xa lạ vì chúng đã được thực hiện từ thời cổ đại như là một cách làm giảm đau tự nhiên. Thuật ngữ thủy lý học bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là tắm. Thủy lý học là một phương pháp chữa bệnh bằng nước (thủy liệu pháp), tức là việc điều trị được thực hiện bằng cách sử dụng nước tắm khoáng chất hoặc nước nóng. Nước khoáng, thường được dùng dưới dạng của khoáng chất ma-giê sulfat (MgSO4, một hợp chất hóa học có chứa ma-giê, lưu huỳnh và ô-xy) hay còn gọi là muối Epsom, vốn có khả năng làm mềm dẻo các cơ. Cả ma-giê và sunfat đều là những khoáng chất dễ được hấp thu qua da. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy lượng ma-giê trong cơ thể sẽ tăng lên sau khi tắm bằng loại nước có chứa muối Epsom. Ngoài ra, liệu pháp thủy lý học còn có thể làm tăng sự tuần hoàn máu, giảm viêm và được sử dụng như một cách trị đau nhức tự nhiên.
- 5
Liệu pháp nam châm
Đây là một phương pháp chữa đau tự nhiên sử dụng những dải nam châm cho mục đích chữa bệnh. Liệu pháp nam châm có thể kích thích quá trình làm lành vết thương và ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ theo cách tích cực. Các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Virginia, Hoa Kỳ đã chứng minh được rằng sức mạnh của các dải nam châm chính là khả năng làm giảm sưng đau nếu chúng được áp lên vùng bị đau sau khi khu vực đó bị tổn thương. Tình trạng sưng tấy về cơ bản xuất phát từ sự giãn nở của các mạch máu và nam châm được cho là có tác dụng hạn chế sự lưu thông của máu đến những khu vực bị tổn thương.
- 6
Liệu pháp màu sắc
Liệu pháp màu sắc là một phương pháp giảm đau tự nhiên khác được cho là có thể làm giảm các cơn đau một cách hiệu quả bằng việc sử dụng màu sắc. Những người tin tưởng và ủng hộ liệu pháp màu sắc đều đồng ý rằng, nguồn gốc của những căn bệnh hoặc những vấn đề về sức khỏe khác nhau đều có thể giải quyết bằng cách nhìn vào tình trạng thiếu một màu sắc đặc biệt trong hệ thống cơ thể con người. Phương pháp hoạt động của liệu pháp này là phát ra một màu sắc đến cơ thể để giúp đánh bại tình trạng mất cân bằng của sức khỏe. Màu xanh được cho là có khả năng mang lại cảm giác tươi mát, thư giãn, làm dễ chịu và có thể được dùng như một biện pháp trị đau nhức tự nhiên.
- 7
Kỹ thuật thở
Thư giãn bằng cách nỗ lực hít thở sâu có thể giúp làm giảm bớt các cơn đau đầu, đau lưng, đau khớp và những cơn đau nhức do bệnh ung thư gây ra. Những kỹ thuật thở có thể được dùng để làm dịu tinh thần, vì vậy những cơn đau trên cơ thể cũng giảm đi. Điều này có thể được chứng minh bằng việc cân nhắc mối quan hệ giữa tinh thần và cơ thể. Kỹ thuật này chính là khả năng kết hợp giữa các yếu tố như kiến thức về cơ thể, việc hít thở, sự vận động và ngồi thiền. Phương pháp này được khuyến khích vì chúng dễ thực hiện và có thể áp dụng ở bất kỳ nơi đâu mà lại không tốn chi phí.
Kỹ thuật thở được thực hiện như sau: đếm từ một đến bốn để hít vào thật sâu, cố gắng để đưa không khí vào đầy phổi và đẩy xuống phía dưới để dồn khí ép xuống phía bao tử. Sau đó, tiếp tục ép khí để chúng di chuyển đến phần cuối xương sườn và cuối cùng là phải đảm bảo cho lồng ngực đầy ắp không khí. Giữ yên trong ba giây rồi thở ra. Việc hít thở có thể làm chúng ta xao nhãng cơn đau, vì vậy, chúng được xem là một cách làm giảm đau tự nhiên.