Huyết áp kẹt nguy hiểm không?

16:07 14/04/2015

(Giúp bạn)Huyết áp kẹt khi huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20mmHg). Huyết áp kẹt thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp.

Tôi bị tăng huyết áp, hàng ngày vẫn uống thuốc đều đặn, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ. Mấy hôm nay tôi thấy người mệt, đau đầu, đo huyết áp thấy kẹt 115/100mmHg. Xin quý báo cho biết, nguyên nhân khiến huyết áp kẹt và bệnh có nguy hiểm không?

Bác sỹ Quốc Minh trả lời:

Huyết áp được coi là bình thường khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Huyết áp kẹt khi huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng  20 - 25mmHg.

Huyết áp kẹt thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp nhưng huyết áp cao cũng có thể gặp. Ví dụ: Huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 - 75 là bình thường. Nếu huyết áp tâm trương là 85 - 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt. Người bệnh thường thấy đau đầu, ngủ kém, mệt mỏi, khó thở, thỉnh thoảng thấy hoa mắt, chóng mặt, hơi thở ngắn, nói hụt hơi…

-1

Không nên chủ quan khi bị huyết áp kẹt

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp có thể do suy tim, bệnh van tim (hẹp van động mạch chủ, hẹp van 2 lá)… Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim). Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt… Huyết áp kẹt nguy hiểm là làm ứ trệ tuần hoàn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim.

Các bệnh liên quan đến huyết áp (huyết áp thấp, tăng huyết áp, huyết áp kẹt) đều không tốt cho sức khoẻ, cần tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị thích hợp.

Trường hợp của anh cần đi khám lại tại cơ sở y tế chuyên khoa, không chỉ đo huyết áp mà còn làm thêm một số thăm dò tim để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời, tránh chủ quan sẽ nguy hiểm tính mạng.

Tôi bị huyết áp không ổn định, một tuần nay ngày nào cũng uống 1 viên thuốc covesin. Hôm nay, đi làm việc về, tôi thấy người mệt, đo huyết áp thấy kẹt 115/100mmHg. Xin quý báo tư vấn bệnh của tôi nguyên nhân do đâu, nguy hiểm thế nào?

BS. Nguyễn Văn Thịnh trả lời:

Huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Huyết áp bình thường khi số đo huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Huyết áp kẹt khi huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20mmHg). Huyết áp kẹt thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp nhưng huyết áp cao cũng gặp.

Ví dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 - 75. Nếu huyết áp tâm trương là 85 - 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt. Người bệnh thường thấy đau đầu, ngủ kém, mệt mỏi, khó thở, thỉnh thoảng thấy hoa mắt, chóng mặt, hơi thở ngắn, nói hụt hơi...

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp có thể do suy tim, bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt; Hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp, máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương, chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim). Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt...

Huyết áp kẹt nguy hiểm là làm ứ trệ tuần hoàn, dễ gây phì đại thất trái dẫn đến suy tim. Tóm lại, các bệnh về huyết áp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì vậy, khi đã bị bệnh về huyết áp (dù tăng áp hay huyết áp thấp) cũng cần đi khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.

Tham khảo thuốc:

Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Nguyên nhân, triệu chứng viêm tinh hoàn
-3 Cách cải thiện đời sống tình dục cho phụ nữ tuổi mãn kinh
-4 Hỗ trợ điều trị các bệnh nam khoa bằng trái cây
-5 Kinh nghiệm dân gian chữa viêm tinh hoàn

Theo GDVN

Comments