Làm sao để hết "cứt trâu" ở trẻ?

16:05 14/04/2015

(Giúp bạn)Cứt trâu hình thành có thể là do sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.

Thưa Bác sĩ! Con gái em sinh được 1 tháng, trên đầu bé có 1 ít chất bám màu đen, mẹ chồng em nói là cứt trâu. Em cũng không biết đó là gì, mong Bác sĩ tư vấn giúp em làm cách nào để hết hiện tượng đó?

-1

"Cứt trâu" thường sẽ tự hết, do vậy phụ huynh không nên cố kỳ làm tổn thương da trẻ

BS. Nguyễn Thị Vân - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế trả lời:

Có nhiều trẻ mới sinh hoặc được vài tháng tuổi có nhiều “cứt trâu”. Nguyên nhân hình thành “cứt trâu” có thể là do sự bài tiết quá mức các chất nhờn của nang tuyến, gây dính bết các tế bào da chết thành từng mảng gắn chặt vào da đầu.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến sự gia tăng bài tiết chất nhờn chính là: nội tiết tố của mẹ vẫn còn lưu hành trong máu của bé; hệ tiêu hóa chưa trưởng thành không có khả năng hấp thu đủ biotin; các vitamine thiết yếu và muối khoáng hiệu quả; gội đầu không thường xuyên làm tích tụ chất nhờn và gia tăng các vi khuẩn.

Trẻ em càng lớn “cứt trâu” càng ít đi, đến hơn 1 tuổi có thể hết hẳn. Nếu cứt trâu là lớp mỏng thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng ngại.

Để giải quyết hiện tượng “cứt trâu”, các bà, các mẹ không được cố gắng lấy hoặc kỳ cọ mạnh tay vì sẽ làm da bé bị tổn thương, viêm nhiễm. Bôi lên da đầu loại dầu chăm sóc da dành cho trẻ nhỏ hoặc một trong các loại sau: parafin, vaseline, mỡ axit salicylic 2% trước khi tắm gội vài ba giờ để làm cho lớp vảy mềm và tự tróc ra. Gội đầu cho trẻ bằng chanh hoặc loại dầu gội có độ pH thấp. Trường hợp nhẹ và vừa sẽ chóng sạch “cứt trâu”, nếu trẻ bị nặng cần làm vài ngày cho sạch hẳn..

Đề phòng cứt trâu, cần giữ da đầu trẻ sạch, khô. Gội đầu hàng ngày bằng dầu gội của trẻ để loại bỏ chất nhờn và tế bào chết. Vào những ngày ấm áp, không cần đội mũ cho trẻ vì có thể gây bí và ẩm da đầu. Nên chọn những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại để đội cho bé.

Nếu trẻ bị “cứt trâu” có kèm theo viêm da cơ địa hoặc có bội nhiễm liên cầu, tụ cầu thì bắt buộc phải đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu ngay để được điều trị kịp thời, tuyệt đối không được bôi thuốc tùy tiện cho trẻ.

Thưa Bác sĩ! Con trai tôi được 18 tháng tuổi, khoảng 3 ngày nay cháu bị nổi mụn nước ở chân và bàn chân, khi vỡ ra thì chảy nược. Tôi có đưa bé đi khám rồi Bác sĩ bảo không phải bệnh tay-chân- miệng, cho thuốc về uống. Xin hỏi con tôi bị bệnh gì? Cách chữa trị ra sao?

-2

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế trả lời:

Triệu chứng nổi mụn nước ở chân và bàn chân trên trẻ nhỏ ngoài triệu chứng của thì còn có thể gặp ở những trường hợp như sau:

Bệnh tay chân miệng: Triệu chứng bắt đầu xuất hiện đầu tiên trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ (38 - 38,5oC), đau họng, sổ mũi trong vài ngày.

Tiếp theo bệnh sang giai đoạn toàn phát với sự xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2-3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ. Chúng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét gây đau rát làm trẻ khó ăn uống. Sau đó, mụn nước, bọng nước xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả ở mông. Nhưng những mụn nước này thường không gây đau rát; chúng tồn tại trong vòng 7-10 ngày rồi xẹp xuống và tự mất đi kể cả không được điều trị.

Theo mô tả của bạn thì có thể loại trừ là con bạn không mắc bệnh này.

Ngoài bệnh kể trên, mụn nước ở chân và bàn chân ở lứa tuổi con bạn còn có thể gặp trong bệnh chàm. Đây là loại bệnh ngoài da phổ biến và hay gặp ở những vùng khí hậu nóng ẩm như nước ta. Bệnh biểu hiện rất đa dạng nhưng thường có các triệu chứng mụn nước thành từng mảng giới hạn không rõ thành từng đợt gây ngứa ngãy, khó chịu. Mụn nước có thể vỡ đi. Sau một thời gian lâu nếu không có mụn nước tái phát da sẽ bình thường và không để lại sẹo. Với bệnh này cần tránh đi giày hoặc dép có màu sắc, cứng gay chà sát lên vùng bị chàm. Không tự ý bóc sa hay kỳ cọ sẽ gây bội nhiễm. Bạn đã đi khám bác sĩ chuyên khoa nên bạn cần tuân thủ dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc
-3 Những hình phạt của cha mẹ có nguy cơ khiến trẻ bị tâm thần
-4 Một ngày ăn bao nhiêu đường là đủ?
-5 Những cách giúp chọn măng khô an toàn
-6 Cách chế biến món ăn từ sò huyết bồi dưỡng sinh lực

Theo GDVN

Comments