Nấc là nguyên nhân của những bệnh gì?

15:48 14/04/2015

(Giúp bạn)Nấc là do sự kích động dây thần kinh cơ hoành – cơ ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực. Cơ hoành chính là cơ điều quan trọng tham gia vào quá trình nấc.

Nguyên nhân gây nấc

Theo Sức khỏe cộng đồng, nấc là do sự kích động dây thần kinh cơ hoành – cơ ngăn cách giữa khoang bụng và khoang ngực. Cơ hoành chính là cơ điều quan trọng tham gia vào quá trình nấc. Thần kinh cơ hoành có hai phần: phần trung tâm nằm trên não, phần ngoại biên là hai dây thần kinh đi từ cổ xuống ngực.

Nấc có thể là nguyên nhân của các bệnh

Viêm màng não

Do tụ cầu, liên, phế cầu, trực khuẩn lao, virut. Bệnh nhân sốt cao, nhức đầu, nôn vọt thành tia không liên quan đến bữa ăn, nấc từng cơn, điều trị bằng các thuốc không khỏi. Khám thấy mạch chậm, cứng gáy, dấu hiệu vạch màng não dương tính, Kernig dương tính, có thể liệt.

Rối loạn về tâm thần như kích động hay li bì, nặng có thể hôn mê. Cần làm công thức máu, chọc dịch tuỷ sống để xét nghiệm sinh hoá, tế bào, vi khuẩn.

-1

U não

Không sốt, nhức đầu dai dẳng, buồn nôn, nôn và nấc ngày càng tăng. Có thể liệt nửa người. Cần chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ hộp sọ để tìm khối u. Urê huyết tăng trong suy thận, gây rối loạn thần kinh cơ, làm tăng kích thích cơ hoành.

Nguyên nhân ngoại biên

Gồm các bệnh trong lồng ngực: tim, phổi, trung thất. Các bệnh ở ổ bụng như bộ máy tiêu hoá, gan, thận. 
Viêm màng phổi thể khu trú ở cơ hoành, viêm mủ hoặc tràn dịch màng phổi.

Bệnh nhân sốt, khó thở, nằm nghiêng về bên cơ hoành viêm thì đau, đôi khi gây nấc do cơ hoành bị kích thích. Cần chụp Xquang phổi, siêu âm màng phổi. Những bệnh nhân viêm phổi ở thuỳ đáy cũng có triệu chứng nấc kéo dài.

Viêm màng ngoài tim

Do vi khuẩn, do lao, gây tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim cũng có khi bị nấc.

U trung thất

Mới đầu phù hai mắt, có thể kèm theo ù tai, chóng mặt, sau phù ở mặt, cổ, ngực và hai tay. Kèm theo tím tái. Các tĩnh mạch ở ngực giãn, nổi rõ ở dưới da, tĩnh mạch cổ nổi rõ và giãn.

U chèn ép vào phế quản gây khó thở, ho khan, chèn vào dây thần kinh quặt ngược gây giọng khàn, nói hai giọng, chèn vào dây thần kinh hoành gây nấc. Cần chụp Xquang và chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.

Bệnh ở các cơ quan trong ổ bụng

Viêm dạ dày, thực quản có khi gây nấc, thường đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, nhất là lúc ăn chua, uống bia rượu. Cần nội soi dạ dày, thực quản.

Viêm màng bụng do tạp khuẩn, do lao cũng gây nấc. Nấc còn gặp ở phụ nữ có thai, người bị mổ vùng bụng, người uống rượu nhiều, người ăn thức ăn cay, uống nước giải khát có nhiều ga.

Nấc tâm lý

Gặp ở những người cười nhiều, người bị stress, thần kinh căng thẳng hoặc cảm xúc quá mạnh.

Cách điều trị

Cũng theo Trí thức trẻ, khi bị nấc cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân. Ví dụ nếu nấc do các bệnh thuộc đường tiêu hoá thì nên điều trị dứt điểm bởi vì các bệnh về đường tiêu hoá nhất là bệnh thuộc thực quản và dạ dày- tá tràng gây kích thích cơ hoành gây nấc.

Khi bệnh về đường tiêu hoá được giải quyết dứt điểm thì hy vọng những người bệnh bị nấc do các bệnh này cũng sẽ hết.

Điều trị nấc dựa vào nguyên nhân là rất thuận lợi và có nhiều hy vọng, tuy vậy trong trường hợp không xác định được nguyên nhân thì phải điều trị triệu chứng nấc. Ngay từ khi mới bị nấc lần đầu có thể chưa dùng thuốc ngay mà có thể dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện mà vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh (mát), uống từ từ từng ngụm một hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thở thật sâu rồi thở ra từ từ.

Người ta cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề gì đó mang tính phức tạp hoặc thật lý thú như xem bóng đá, bóng chuyền...

Châm cứu cũng có thể đưa lại hiệu quả nhưng phải là lương y hoặc bác sỹ có kinh nghiệm thực hiện. Tân dược cũng có nhiều phác đồ điều trị phong phú, tuy vậy muốn dùng thuốc Tây cần có chỉ định và theo dõi của bác sỹ bởi một số thuốc có hiệu quả nhưng gây nhiều tác dụng phụ hoặc chống chỉ định.

Vì vậy người bệnh dứt khoát không được tự mua thuốc để điều trị bệnh nấc khi không có đơn của bác sỹ. Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành là phương án cuối cùng, khi mọi biện pháp đã kể không mang lại kết quả.

Tham khảo thuốc: Acid folic

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Những cách chữa ngứa nhanh hiệu quả
-3 Bệnh ung thư thận
-4 Tác dụng thần kỳ của hồng xiêm
-5 Bệnh tim to: Liệu có nguy hiểm?

Theo GDVN

Comments