Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc?
(Giúp bạn)Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp chế độ ăn uống nghiêm ngặt để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Dùng thuốc điều trị khi bị đái tháo đường
Theo Sức khỏe và Đời sống, người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) thường phải dùng thuốc suốt đời để khống chế tăng đường huyết, vì đường huyết càng tăng cao, càng biến động thì biến chứng xuất hiện càng sớm và càng nặng.
Chỉ trong thời gian bệnh nặng hoặc có biến chứng bệnh nhân mới cần nằm viện, còn lại phần lớn thời gian là dùng thuốc tại nhà, vì vậy khi sử dụng thuốc, cần lưu ý:
- Tuân thủ chế độ ăn của người ĐTĐ. Chỉ cần thực hiện tốt chế độ ăn cũng có thể điều chỉnh được đường huyết ở người ĐTĐ nhẹ. Tuân thủ tốt chế độ ăn, làm tăng được hiệu quả của điều trị bằng thuốc và làm giảm được liều thuốc cần dùng. Nếu không tuân thủ tốt chế độ ăn, làm hiệu quả dùng thuốc giảm và thường phải tăng liều thuốc.
- Thực hiện chế độ tập luyện hàng ngày và giảm cân nặng với người béo phì giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, làm tăng hiệu quả của việc dùng thuốc và giảm được liều thuốc cần dùng.
- Đối với thuốc uống hạ đường huyết cần lưu ý: không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì cùng cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm. Có thể phối hợp 2 thuốc khác nhóm hoặc phối hợp thuốc hạ đường huyết với thuốc nhóm acacbose.
Thuốc thường được uống trước bữa ăn 30 phút nếu là thuốc tác dụng nhanh và uống trước bữa ăn 60 phút nếu là thuốc tác dụng chậm. Nếu uống quá xa bữa ăn dễ gây tụt đường huyết, có thể nguy hiểm đến tính mạng, nên cần đọc kỹ hướng dẫn với từng loại thuốc.
- Người bệnh cần biết triệu chứng của hạ đường huyết để đề phòng. Biểu hiện của hạ đường huyết như sau: cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, da lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Nếu xét nghiệm đường huyết sẽ thấy đường huyết dưới 2,5 mmol/l.
Hạ đường huyết hay xảy ra ở người ĐTĐ dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường. Nếu có triệu chứng trên, cần ăn ngay một chút bánh quy hoặc uống 250ml sữa hoặc ăn một loại thức ăn gì đó có sẵn, các triệu chứng sẽ giảm nhanh.
- Ngoài thuốc hạ đường huyết, người bệnh ĐTĐ thường phải dùng các thuốc khác để điều trị các biến chứng như sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, sử dụng thuốc để hạ mỡ máu, thuốc để điều trị tổn thương thần kinh ngoại vi...
Để các thuốc trên phát huy được tác dụng, nhất là kháng sinh thì phải sử dụng thuốc hạ đường huyết đủ để duy trì đường huyết ở mức bình thường (4 - 6mmol/l), nếu đường huyết cao thì kháng sinh sẽ không có hiệu quả.
Chế đô ăn uống cho người bệnh đái tháo đường
Báo điện tử VnMedia cho biết, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường:
Những thực phẩm tốt
- Các loại hoa quả it đường như: táo, bưởi, cam, quýt… Đều là những loại quả an toàn và cung cấp lượng cacbohydrat vừa phải cho cơ thể, ngoài ra còn cung cấp vitamin C, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,… có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi..
- Uống trà xanh vào mỗi buổi sáng vừa giúp tinh thần sảng khoái và cũng có lợi cho bệnh nhân.
- Ngoài ra cần chú ý uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và theo dõi chế độ dinh dưỡng qua khẩu phần ăn để kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Những thực phẩm nên kiêng
- Rượu: là thứ đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa, vì rượu kết hợp cùng các loại thức ăn có đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh không kiểm soát được.
- Trái cây khô: Tuy chứa chất xơ và dinh dưỡng nhưng lại có lượng đường tự nhiên khá nhiều, cần tránh.
- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh: Làm tăng lượng cholesterol ảnh hưởng xấu đến cơ thể, làm tình trạng bệnh càng xấu hơn
- Gạo trắng: Dù đây là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn nhưng những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường luôn được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa. Thay vào đó có thể ăn gạo lứt hoặc các ngũ cốc có lợi khác.
- Sữa: có chứa chất béo mà những thành phần này làm giảm đề kháng isulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Có thể thay thế bằng sữa ít béo, không đường.Ngoài ra nên tránh các thực phẩm như nước trái cây, thịt mỡ,…
Người bệnh tiểu đường cần cân bằng chế độ dinh dưỡng qua mỗi bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa trong ngày để tránh nạp quá nhiều năng lượng vào cùng một thời điểm. Ăn thêm bữa phụ, không bỏ qua bữa sáng để tránh tình trạng hạ đường huyết. Không để cơ thể quá đói hoặc quá no, duy trì bữa ăn đúng giờ là điều rất cần thiết.
Thuốc tham khảo: Diabetna - Hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, phòng và hỗ trợ điều trị đái tháo đường. - Giúp kéo dài thời gian ổn định đường huyết khi kết hợp với thuốc điều trị đặc hiệu. |
Thùy Linh
Theo GDVN