Nguyên nhân bé đi ngoài hay bị ra máu
(Giúp bạn)Hiện này các bà mẹ thường gặp trường hợp trẻ đi ngoài hay ra máu, nguyên nhân và cách khắc phục.
1. "Con tôi được 4 tuổi, nặng 17 kg, đi cầu dù phân mềm hay cứng đều bị chảy máu hậu môn. Xin hỏi nguyên nhân tại sao cháu bị như vậy và phải điều trị thế nào"?
(Cẩm Tú - Hà Nội)
Nguyên nhân khiến bé đi ngoài ra máu
Trả lời trên báo Vnexpress, bác sỹ nhi khoa Nguyễn Đức Thường cho biết:
Bé nhà bạn 3 tuổi nặng 16 kg là có tình trạng thừa cân rồi. Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu có rất nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là nứt kẽ hậu môn. Nguyên nhân của bệnh này thường do bé mải chơi không chịu đi ngoài hoặc bị táo bón, do đó khi bé đi ngoài phân thường to và cứng gây rách hậu môn làm chảy máu.
Trong trường hợp này, cách xử trí là cho bé ăn chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập cho đi ngoài vào một giờ nhất định trong ngày.
Nguyên nhân thứ hai hay gặp khiến trẻ chảy máu hậu môn mỗi lần đi ngoài là polyp đại tràng. Khi đó, trẻ thỉnh thoảng lại đại tiện phân có máu gây thiếu máu mạn tính. Muốn chẩn đoán chính xác bệnh này, bạn cần phải cho bé soi đại tràng. Nếu có polyp có thể cắt polyp bằng nội soi.
Với những thông tin bạn đưa ra, tôi khuyên bạn nên đưa con tới bệnh viện chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị sớm.
2. Xin hỏi bác sĩ trẻ đi tiêu thế nào là bình thường? Làm sao để biết trẻ táo bón và táo bón thường gặp ở lứa tuổi nào?
Khám Phá dẫn lời bác sĩ Nguyễn Thanh Hà cho bết khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị táo bón. Phân của trẻ táo bón thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Tuy nhiên, cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ bình thường rất thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn.
Trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng, đi tiêu 3 lần/ngày nhưng có thể tiêu hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới tiêu một lần nhưng vẫn không gọi là táo bón nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Với trẻ bú bình, số lần tiêu mỗi ngày trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng là 2 lần, từ tháng thứ sáu trở đi là 1,8 lần; từ một tuổi giảm còn 1,4 lần và khi trẻ được 3 tuổi thì chỉ còn 1 lần.
Táo bón có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên táo bón hiếm gặp hơn. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón là không đi ngoài được, vài ba ngày mới đi một lần hoặc cả tuần mới đi một lần và khi đi ngoài có phân cứng.
Táo bón đặc biệt thường xảy ra vào 3 thời điểm: sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền, trong suốt thời gian tập ngồi bô,bàn cầu, sau khi bắt đầu đi học.
Tham khảo thuốc: Natufib Bổ sung chất xơ hòa tan (Fructooligosaccharide) giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón, giúp hệ vi sinh vật có lợi phát triển, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng. |
Tr.Tuyển
Theo GDVN