Polyp dạ dày
(Giúp bạn)Polyp dạ dày là khối tế bào hình thành trên lớp lót bên trong dạ dày. Khối tế bào dạ dày, còn được gọi là khối u dạ dày, là rất hiếm.
Báo điện tử Kiến thức đưa tin, Polyp dạ dày là những bướu lồi nhỏ ở niêm mạc dạ dày, gặp khá thường xuyên, chiếm tỷ lệ khoảng 25% trường hợp bệnh nhân nội soi tiêu hóa trên. Có nhiều loại polyp khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào tạo thành polyp, có thể có một hay rất nhiều polyp với kích thước có thể thay đổi từ vài mm tới 15 - 20cm, có những bệnh chỉ có polyp ở dạ dày nhưng cũng có những bệnh có polyp ở dạ dày và ở ruột non, đại tràng như bệnh polyp thiếu niên, bệnh polyp mang tính di truyền. Bệnh polyp kèm theo suy kiệt, rụng tóc, teo móng tay và có sắc tố ở da.
Đa phần polyp dạ dày được phát hiện tình cờ qua nội soi dạ dày, nhưng nhiều trường hợp bị biến chứng chảy máu gây nôn ra máu, đi ngoài ra máu, hoặc nôn nhiều do polyp quá to chèn vào lỗ môn vị (nơi dạ dày nối với ruột) gây hẹp môn vị hoặc ung thư.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ polyp dạ dày
Theo Sức khỏe & đời sống, các yếu tố tăng cơ hội phát triển của khối u dạ dày là:
Cao tuổi. Nguy cơ khối u dạ dày tăng lên theo tuổi. Polyp dạ dày thường gặp hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên.
Dạ dày nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân phổ biến của viêm dạ dày, góp phần tăng sản và polyp y tuyến. Các chuyên gia không chắc chắn làm thế nào người dân bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng H. pylori có thể trong thực phẩm và nước.
Ung thư ruột di truyền. Polyp tuyến mang tính gia đình là một hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và các bệnh khác, chẳng hạn như khối u dạ dày.
Một số loại thuốc. Sử dụng lâu dài của chất ức chế bơm proton (PPI), các thuốc dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), có liên quan đến khối u tuyến đáy. PPI bao gồm esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec Rx), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex).
Chẩn đoán bệnh polyp dạ dày
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán khối u dạ dày, bao gồm:
Nội soi dạ dày. Trong thủ thuật nội soi, bác sĩ đưa một ống linh hoạt, sáng vào miệng và xuống cổ họng. Thiết bị này có một camera ở mũi cho phép bác sĩ xem bên trong dạ dày.
Sinh thiết. Trong suốt quá trình nội soi, công cụ đặc biệt thông qua ống soi cho phép bác sĩ cắt một mảnh nhỏ của các mô nghi ngờ để xét nghiệm. Các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định loại khối u dạ dày.
Điều trị polyp dạ dày
1. Điều trị có thể không cần thiết
Khối u nhỏ mà không phải là u tuyến có thể không cần điều trị. Các khối u thường không gây ra dấu hiệu và triệu chứng và chỉ số ít khi trở thành ung thư. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên theo dõi định kỳ khối u dạ dày. Có thể nội soi để xem liệu khối u dạ dày có phát triển không. Khối u mọc hoặc có dấu hiệu và triệu chứng có thể được cắt bỏ.
2. Cắt bỏ u tuyến và khối u dạ dày lớnĐiều trị để cắt bỏ khối u dạ dày có thể được đề nghị nếu khối u là u tuyến hoặc nếu chúng có đường kính lớn hơn 1cm. Hầu hết các khối u có thể được cắt bỏ trong nội soi.
3. Điều trị nhiễm H. pylori và ngăn ngừa khối uNếu có viêm dạ dày do vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể khuyên nên điều trị bằng thuốc kháng sinh. Điều trị diệt vi khuẩn H. pylori có thể làm cho khối u tăng sản biến mất. Cũng có thể ngăn chặn khối u tái phát. Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định xem có vi khuẩn H. pylori không. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh trong vài tuần để diệt vi khuẩn H. pylori.
Có thể ung thư vì bị polyp dạ dày
Theo bác sĩ chuyên khoa II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV 354 cho biết trên báo Pháp lật Xã hội, đa số polyp dạ dày đều lành tính, không có tiềm năng hóa ác nên nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên, thực tế polyp dạ dày có nhiều loại: Loại polyp tăng sản ít có khả năng ung thư nhưng loại polyp u tuyến thì khả năng trở thành ung thư rất cao (trung bình 30%). Đặc biệt, vấn đề khó khăn trong điều trị polyp dạ dày là không thể phân biệt được polyp lành tính hay polyp tuyến có tiềm năng hóa ác chỉ bằng nội soi. Do đó, cần cắt bỏ tất cả các polyp dạ dày, đặc biệt những polyp lớn hơn 1cm.
Ngoài ra, những trường hợp bị xuất huyết do polyp dạ dày cũng có thể dẫn đến tử vong nếu chảy máu ồ ạt. Với những trường hợp chảy máu ít, bệnh nhân chỉ thấy mệt, hoa mắt chóng mặt, không nôn và tiểu ra máu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tụt huyết áp, nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan với những polyp ở dạ dày.
Trà Mi
Theo GDVN