Rối loạn cảm xúc lưỡng cực
(Giúp bạn)Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn cảm xúc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm.
Theo Thanh niên, rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một dạng rối loạn cảm xúc. Trong đó, cảm xúc của một con người đáng lẽ có sự cân bằng thì lại bị chia làm nhiều giai đoạn, có giai đoạn trầm buồn, giai đoạn quá hưng phấn và có giai đoạn lại trở về bình thường.
BS Trịnh Tất Thắng, Giám đốc BV Tâm thần TP.HCM, cho biết đây là một bệnh mãn tính, nhưng nếu điều trị đúng cách thì có thể ngăn ngừa tốt việc tái phát.
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực gặp với tỷ lệ 1,5-2,5% dân số, thường khởi phát ở tuổi trẻ (20-30 tuổi). Có khoảng 50% bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm đơn cực. Sự chậm trễ từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được chẩn đoán và điều trị đúng thường từ 8 đến 10 năm.
Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Sức khỏe & đời sống cho biết:
1. Giai đoạn hưng cảm
+ Một thời kỳ rõ rệt với khí sắc tăng, với các biểu hiện:
- Tự đánh giá cao bản thân hay tự cao.
- Giảm nhu cầu ngủ.
- Nói nhiều hơn thường lệ hay bị thôi thúc phải nói.
- Tư duy phi tán hoặc cảm thấy các ý nghĩ xuất hiện dồn dập.
- Đãng trí.
- Gia tăng hoạt động có mục đích hay kích động tâm thần vận động.
- Bị lôi cuốn quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú song lại có nhiều khả năng để lại hậu quả đau khổ.
+ Các rối loạn khí sắc trên phải:
- Đủ nặng để gây ra suy giảm rõ rệt trong hoạt động nghề nghiệp hoặc các hoạt động xã hội thường ngày hoặc các mối quan hệ với những người khác.
- Cần phải nhập viện để ngăn ngừa sự tổn hại cho bản thân hay những người khác.
- Có các biểu hiện loạn thần.
- Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.
2. Giai đoạn trầm cảm
- Khí sắc trầm cảm hầu như suốt ngày thể hiện qua lời khai của người bệnh hay qua sự quan sát của người khác.
- Giảm rõ sự quan tâm thích thú trong các hoạt động và gần như suốt ngày.
- Sụt cân đáng kể khi không ăn kiêng hoặc tăng cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
- Kích động hoặc chậm chạp về tâm thần vận động.
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực.
- Cảm gác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức hay không hợp lý.
- Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hoặc thường do dự.
- Suy nghĩ về cái chết, ý tưởng muốn tự tử tái diễn nhiều lần (có hoặc không có một kế hoạch cụ thể cho việc tự tử).
- Các triệu chứng gây ra nỗi đau khổ đáng kể về mặt lâm sàng, suy giảm rõ các hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
- Các triệu chứng không phải do tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể.
- Các triệu chứng không phải là sự đau buồn do tang tóc.
Phương pháp phòng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực cần điều trị dự phòng tái cơn. Cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, công tác, nghỉ ngơi của người bệnh, đặc biệt tránh căng thẳng về cảm xúc.
Phát hiện và điều trị sớm ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên: rối loạn giấc ngủ, tăng hoạt động, tăng nhu cầu giao tiếp, tăng sức mạnh và nghị lực rõ rệt so với trạng thái thông thường.
Giáo dục cho gia đình và bệnh nhân hiểu biết, quan tâm về tầm quan trọng của điều trị thuốc lâu dài rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Tham khảo thuốc: Nước súc miệng Thái dương: Thúc đẩy tuần hoàn lợi (nướu) ngăn ngừa nguy cơ cao răng và viêm nhiễm gây sâu răng. Giúp khử sạch mùi hôi miệng và cho hơi thở thơm mát. Flour giúp cho răng chắc khoẻ mỗi ngày. Đặc biệt hương bạc hà độ cay nhẹ, thân thuộc, sát trùng nhẹ. |
Trà Mi
Theo GDVN