Rửa tay đúng cách mà bạn nên biết?
(Giúp bạn) - Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực hiện đúng cách đâu nhé!
Nói đến rửa tay ai cũng nghĩ đơn giản, nhưng trên thực tế thì rất ít người rửa tay đúng cách. Nhiều người rửa tay thường xuyên trước khi làm bất cứ việc gì, nhưng thực chất việc rửa tay đó không có tác dụng diệt khuẩn vì chỉ rửa tay với nước.
Cũng có nhiều người rửa tay với xà phòng, nhưng lại bỏ qua những vùng “kín đáo” trên bàn tay như các kẽ ngón tay, các đầu ngón tay, ngón tay cái và móng tay.
Vì sao chúng ta nên rửa tay?
Thường xuyên rửa tay là một trong những cách tốt nhất để tránh bị bệnh và lây lan bệnh tật cho cơ thể. Bởi vì trong quá trình hoạt động cả ngày, bạn sẽ thường xuyên va chạm vào mọi người, các bề mặt và điều này khiến bạn tích lũy nhiều vi khuẩn trên tay. Sau đó, bạn có thể lây nhiễm bệnh tật cho chính bản thân bằng các các hành động vô tình như đưa vi trùng này chạm vào mắt, mũi hay miệng. Mặc dù, bạn không thể giữ tay vô trùng nhưng việc rửa tay thường xuyên có thể giúp bạn hạn chế chuyển giao và lây lan các vi khuẩn, vi rút sang người khác và ngược lại.
Rửa tay đúng cách phải thực hiện 6 bước cơ bản sau:
- Làm ướt bàn tay, lấy 3 – 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
- Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
- Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
- Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch khe các ngón tay, các ngón tay.
- Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch các ngón tay bàn tay kia và ngược lại.
- Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay. Thời gian vệ sinh tay tối thiểu cho cả quy trình là 30 giây.
Thời điểm bạn cần rửa tay
Luôn luôn rửa tay trước khi:
- Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm
- Khi ăn uống
- Điều trị vết thương hoặc chích thuốc
- Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương
- Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng
Luôn luôn rửa tay sau khi:
- Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô
- Sử dụng nhà vệ sinh
- Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải
- Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn
- Điều trị vết thương
- Chạm vào người bệnh hay các vết thương
- Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn
- Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.