Sự tác động của thuốc giảm đau tới dạ dày

15:28 14/04/2015

(Giúp bạn)Trước khi kê thuốc bác sĩ luôn hỏi bệnh nhân xem có bị bệnh dạ dày hay không, để còn sử dụng thuốc hợp lý, vì nếu kê thuốc giảm đau cho người mắc bệnh dạ dày có thể gây đau.

Zing cho biết, với những ai bị một loại bệnh nào đó như xương khớp, hoặc bị vết thương... trước khi kê thuốc bác sĩ luôn hỏi bệnh nhân xem có bị bệnh dạ dày hay không, để còn sử dụng thuốc hợp lý, vì nếu kê thuốc giảm đau vào mà bệnh nhân mắc bệnh dạ dày có thể gây đau, thậm chí là thủng dạ dày.

Với những bệnh nhân không có các tiền sử bệnh dạ dày, nếu sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau này cũng gây ra hậu quả như trên. Vì thế cần tìm hiểu rõ những tác hại của thuốc này tới dạ dày đề có cách hạn chế và phòng tránh phù hợp, đặc biết với những ai bị  viêm loét dạ dàycần tránh tuyệt đối.

Thuốc giảm đau không qua kê đơn là những thuốc không có dẫn chất thuốc phiện, không gây nghiện, không gây ngủ. Các thuốc này được dùng phổ biến trong các chứng đau nhẹ và đau vừa.

-1

(Ảnh minh họa)

Thuốc giảm đau thông dụng gồm: Các thuốc chống viêm không steroid (các thuốc NSAID) như: aspirin, indomethacin, diclofenac, ibuprofen, nimesulid, naproxen, piroxicam, meloxicam, ketoprofen...

Nhóm thuốc này thường dùng để điều trị các bệnh đau do sưng viêm các khớp. Thuốc giảm đau hay dùng nhất hiện nay là paracetamol (hay còn được gọi là acetaminophen). Ngoài tác dụng giảm đau, thuốc còn có tác dụng hạ nhiệt.

Tác hại của thuốc giảm đau với bệnh đau dạ dày

Rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Vì vậy việc quá lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày, nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mỏng đi và khả năng bảo vệ dạ dày, lâu ngày có thể dẫn tới nhiễm trùng gây  viêm loét dạ dày, thủng dạ dày.

Biện pháp hạn chế tác dụng phụ

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, các thầy thuốc gợi ý rằng song song với việc uống các loại thuốc kháng viêm giảm đau, bạn cũng cần nên hạn chế những thói quen khác có thể dẫn đến những rủi ro về tim mạch như: hút thuốc, sử dụng thực phẩm nhiều cholesterol, béo phì, lười biếng thể dục thể thao...

Để hạn chế tối đa những bất lợi trong việc sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần nhớ là không bao giờ sử dụng quá liều lượng được đề nghị. Khoảng cách giữa 2 lần sử dụng không dưới 4 giờ.

Nếu cơn đau vẫn còn âm ỉ sau khi sử dụng thuốc giảm đau, cần nên báo cho bác sĩ. Cũng nên báo cho bác sĩ biết rằng nếu bạn đang có những bệnh về dạ dày và bộ máy tiêu hóa.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Thuốc giảm đau: Cẩn trọng giữa việc sử dụng và lạm dụng
-3 Chuẩn bị những thuốc gì cho ngày Tết?
-4 Những nguy cơ mắc bệnh về da ở người cao tuổi
-5 Cách tự mát-xa giúp giảm đau nhức khi mang bầu

Theo GDVN

Comments